Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

giới thiệu tông huấn "niềm vui phúc âm"

Đức Tổng giám mục Fisichella giới thiệu Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm”

WHĐ (28.11.2013) – Hai ngày sau khi Năm Đức Tin bế mạc, sáng thứ Ba 26-11 Phòng Báo chí Tòa Thánh đã tổ chức họp báo để giới thiệu Tông huấn Evangelii Gaudium (Niềm vui Phúc Âm) của Đức Thánh Cha Phanxicô. Tông huấn là kết quả tiếp theo sau Thượng Hội đồng Giám mục về “Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền đức Tin Kitô giáo”, diễn ra từ ngày 07 đến 28 tháng 10 năm 2012, do Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI triệu tập. Chủ trì cuộc họp báo là Đức Tổng giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh Cổ võ Tân Phúc-Âm-hóa, Đức Tổng giám mục Lorenzo Baldisseri, Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục và Đức Tổng giám mục Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Truyền thông Xã hội.
Bản Tông huấn dày 222 trang, gồm năm chương và phần giới thiệu. Tiêu đề của năm chương theo thứ tự như sau: Giáo hội trở thành Giáo hội truyền giáo, khủng hoảng của sự dấn thân của cộng đoàn, công cuộc loan báo Tin Mừng, chiều kích xã hội của việc truyền giáo, những nhà truyền giáo đầy Thánh Thần.
Sau đây là những ý chính trong phần giới thiệu Tông huấn:
Nếu muốn tóm tắt Tông huấn Evangelii Gaudium của Đức Thánh Cha Phanxicô trong vài từ, có thể nói rằng đó là một Tông huấn xoay quanh chủ đề niềm vui Kitô giáo - niềm vui giúp Giáo hội tái khám phá ngọn nguồn của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hiện nay.
Đức Thánh Cha Phanxicô trao cho Giáo hội tài liệu này như tấm bản đồ và bản chỉ dẫn cho sứ vụ mục vụ của Giáo hội trong tương lai gần. Đó là lời mời gọi trở về nhãn quan ngôn sứ và tích cực về thực tại nhưng không phải không biết đến các thách đố hiện nay. Đức Thánh Cha Phanxicô khơi lên lòng can đảm và thúc đẩy chúng ta nhìn về phía trước mặc cho hiện nay đang gặp khủng hoảng, một lần nữa lấy thánh giá và sự phục sinh của Chúa Kitô làm “ngọn cờ chiến thắng” của chúng ta (số 85).
Nhiều đoạn trong Evangelii Gaudium đã lấy lại các Đề nghị của Thượng Hội đồng về Tân Phúc-Âm-hóa để thông truyền Đức Tin Kitô giáo (tháng Mười 2012) cho thấy Thượng Hội đồng đã ảnh hưởng đến việc soạn thảo Tông huấn này như thế nào. Tuy nhiên, văn kiện này còn đi xa hơn những kinh nghiệm của Thượng Hội đồng. Đức Thánh Cha không chỉ viết ra những kinh nghiệm mục vụ trước đây của ngài, nhưng trên hết là lời mời gọi hãy nắm bắt thời điểm ân sủng mà Giáo hội đang sống để đón lấy một giai đoạn mới trong hành trình truyền giáo bằng niềm tin, lòng xác tín và sự nhiệt tâm.
Quảng diễn giáo huấn của Tông huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Phaolô VI (1975), Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến vị thế trung tâm của Chúa Giêsu Kitô, nhà truyền giáo đầu tiên, Đấng hôm nay kêu gọi từng người và mọi người chúng ta cùng với Người tham gia vào công cuộc cứu độ (số 12). Đức Thánh Cha khẳng định rằng “hoạt động truyền giáo của Giáo hội là mô hình cho mọi nỗ lực của Giáo hội” (số 15), do đó cần thiết phải nắm bắt thời điểm thuận lợi này để nhìn ra và sống “giai đoạn mới” này của công cuộc loan báo Tin Mừng (số 17). Hoạt động truyền giáo này được trình bày thành hai chủ đề làm nên nét cơ bản của Tông huấn. Một mặt, Đức Thánh Cha đề cập đến các Giáo hội địa phương bởi vì, khi sống –ở ngôi thứ nhất– những thách đố và những cơ hội đặc trưng của bối cảnh văn hóa của mình, những Giáo hội này làm nổi bật những khía cạnh của công cuộc tân Phúc-Âm-hoá vốn là đặc thù đối với các quốc gia của họ. Mặt khác, Đức Thánh Cha lại đưa ra một mẫu số chung để toàn thể Giáo hội, và mỗi cá nhân nhà truyền giáo, có thể khám phá một phương pháp chung phát xuất từ niềm xác tín rằng Phúc-Âm-hóa bao giờ cũng mang tính tham gia, chia sẻ và không bao giờ là riêng rẽ.
Bảy điểm sau đây, tập hợp trong năm chương của Tông huấn, tạo thành những trụ cột cơ bản của quan điểm của Đức Thánh Cha Phanxicô về công cuộc tân Phúc-Âm-hoá: cải cách Giáo hội hướng vào việc truyền giáo, những cám dỗ của những người làm việc mục vụ, Giáo hội hiểu như toàn thể Dân Chúa truyền giáo, giảng và dọn bài giảng, hòa nhập người nghèo với xã hội, hòa bình và đối thoại trong xã hội, và những động lực tinh thần cho hoạt động truyền giáo của Giáo hội. Chất kết dính liên kết các chủ đề này với nhau là lòng Chúa thương xót; lòng thương xót ấy đi đến với mọi người để biểu lộ cốt lõi mặc khải của Thiên Chúa: đời sống của mỗi người có được ý nghĩa khi gặp Chúa Giêsu Kitô và khi vui mừng chia sẻ kinh nghiệm yêu thương này cho người khác (số 8).
Văn phong của Tông huấn này là rõ ràng và trực tiếp, chẳng hoa mỹ hay ngụ ý. Đức Thánh Cha Phanxicô đi thẳng vào những vấn đề của con người ngày nay, những vấn đề đòi hỏi Giáo hội không chỉ hiện diện mà thôi. Ngài đặt cho Giáo hội yêu cầu đổi mới chương trình và thực hành mục vụ theo hướng Tân Phúc-Âm-hóa. Phúc Âm phải đến với mọi người, không trừ ai. Tuy nhiên, có những người cần được ưu tiên. Và Đức Thánh Cha đưa ra định hướng rõ ràng: không phải là bạn bè hay người hàng xóm giàu có, nhưng là người nghèo, bệnh nhân, những người bị coi thường và lãng quên ... (số 48).
Cũng như trong những thời khắc quan trọng khác trong lịch sử, Giáo hội ngày nay cảm nhận nhu cầu cần phải chú tâm đến truyền giáo trong ánh sáng của việc tôn thờ Thiên Chúa, để thấy được những dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa. Các dấu chỉ thời đại không những đem lại sự khích lệ, mà còn trở thành những tiêu chí của một chứng từ hữu hiệu (số 71). Là người đứng đầu Giáo hội, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm trung tâm của đức tin: Chúng ta đừng trốn tránh Chúa Giêsu phục sinh, chúng ta đừng bao giờ bỏ cuộc, điều gì đến sẽ đến (số 3). Giáo hội của Đức giáo hoàng Phanxicô đồng hành với những con người của thời đại chúng ta trên con đường tìm kiếm Thiên Chúa và ao ước được gặp Người.
(Lược dịch từ VIS)
(Nguồn: WHĐ)

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013


Triều đại Thiên Chúa

Thứ Năm Tuần XXXII Mùa Thường Niên - Năm lẻ

Lời Chúa: Lc 17,20-25

20 Người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu bao giờ Triều Đại Thiên Chúa đến. Người trả lời: "Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. 21 Và người ta sẽ không nói: "Ở đây này! hay "Ở kia kìa!, vì này Triều Đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông." 22 Rồi Chúa Giêsu nói với các môn đệ: "Sẽ đến thời anh em mong ước được thấy một trong những ngày của Con Người thôi, mà cũng không được thấy. 23 Người ta sẽ bảo anh em: "Người ở kia kìa! hay Người ở đây này! Anh em đừng đi, đừng chạy theo." 24 Vì ánh chớp chói loà chiếu sáng từ phương trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ như vậy trong ngày của Người. 25 Nhưng trước đó, Người phải chịu đau khổ nhiều và bị thế hệ này loại bỏ.

"Triều Đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được." (Lc 17,20)


Suy niệm: Đoạn này gồm 2 ý:

1.Triều đại Thiên Chúa: Người Do Thái rất quan tâm đến Ngày mà Thiên Chúa thiết lập triều đại của Ngài. Họ nghĩ rằng đó là một biến cố trọng đại, đem lại vinh quang cho Thiên Chúa và cho dân tộc họ. Họ rất mong ngày đó mau đến, nhất là khi họ đang phải sống tủi nhục dưới ách đô hộ của Rôma. Họ muốn biết khi nào và ở đâu ngày ấy xảy ra. Bởi thế hôm nay người Pharisêu hỏi Chúa Giêsu: “Khi nào thì Triều đại Thiên Chúa đến?”. Thực ra Triều đại Thiên Chúa tuy cũng là một biến cố trọng đại như người Do Thái nghĩ, nhưng không phải trọng đại nhìn theo cặp mắt loài người: vinh quang, chiến thắng… Với sự xuất hiện của Chúa Giêsu thì Triều đại Thiên Chúa đã đến, và triều đại ấy sẽ dần dần đến trong tâm hồn những kẻ tin theo Ngài. Bởi đó Chúa Giêsu nói “Triều đại Thiên Chúa không đến như một điều có thể quan sát được. Và người ta không thể nói "ở đây” hay “ở kia”, vì này Triều đại Thiên Chúa đang ở giữa các ông.” Nói cách khác, vấn đề không phải là xác định nơi chốn và thời gian để tìm đến, mà là tin và theo Chúa Giêsu.

2. Ngày của Con Người: tức là lúc Chúa Giêsu quang lâm, khi đó Triều đại Thiên Chúa sẽ hoàn thành trọn vẹn. Cũng như bao người khác, các môn đệ cũng mong ngóng Ngày đó. Nhưng Chúa Giêsu cảnh cáo: đừng quan tâm nghiên cứu về địa điểm và thời gian của Ngày đó. Vô ích thôi, vì đặc tính của Ngày ấy là đến một cách nhanh chóng và bất ngờ. Như thế, chúng ta có mấy điều suy nghĩ:

- “Nước Thiên Chúa đang ở giữa anh em.” “Ở giữa” có nghĩa là ở ngay trong lòng mỗi người. Cho nên muốn xây dựng Nước Chúa thì phải xây dựng ngay trong lòng mình. “Ở giữa” cũng có nghĩa là một người âm thầm phục vụ giữa một tập thể nhiều người. Chính bởi vì Nước Thiên Chúa “ở giữa anh em” như thế nên Chúa Giêsu nói “Nước Thiên Chúa không đến như một điều gì có thể quan sát được.”

- “Vào thời Nga Hoàng, một thanh niên vì chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng của đại văn hào Tolstoi và nhất là giáo huấn của Chúa Giêsu, nên đã từ chối thi hành nghĩa vụ quân sự. Ra trước tòa, anh đã trình bày niềm xác tín là anh không thể cầm khí giới giết người. Sau khi nghe người thanh niên biện hộ, quan tòa mới phát biểu như sau: “Tốt lắm, tôi đã hiểu được lý tưởng của anh. Nhưng anh còn phải thực tế. Lý tưởng anh đề ra là lý tưởng của Nước Trời, mà Nước Trời thì chưa đến.” Nghe thế người thanh niên dõng dạc trả lời: “Thưa ông tôi nhìn nhận là Nước ấy chưa đến cho ông... nhưng Nước ấy đã đến cho tôi. Tôi không thể sống như Nước ấy chưa đến, để tiếp tục chém giết và gieo rắc hận thù.”

- Con người sống không tương lai là con người thiển cận khô héo, nhưng con người chỉ sống với tương lai là con người hão huyền. Hãy biết kết nối giữa tương lai và hiện tại, giữa hy vọng và thực tế. Đừng chỉ hướng mắt về tương lai xa vời huyền ảo, hãy nhìn vào tờ lịch ngày hôm nay, nhìn vào đồng hồ với việc bổn phận của ta lúc này. Một nhà thiên văn vừa bước đi vừa dán mắt vào những ngôi sao thăm thẳm xa vời có thể sẽ rơi tọt xuống cái hố ở sát chân mình.

- Đừng mong chờ Trời mới Đất mới theo kiểu “ngồi chờ sung rụng,” “ngồi mát ăn bát vàng,” nhưng hãy biết dấn thân, tham dự vào công cuộc đồng-sáng-tạo với Chúa. một sa mạc thật đẹp! Cái để tô điểm cho sa mạc đẹp là nó ẩn dấu một cái giếng ở nơi nào đó. Và thế giới của chúng ta cũng thật đẹp bởi vì ở giữa mỗi con người, mỗi sự vật ẩn chứa tình yêu của Thiên Chúa. Từ khi Cha đóng dấu ấn yêu thương bằng máu Con mình trên mặt đất, mỗi con người không còn là hạt cát khô rát ủ rũ giữa sa mạc. Đấy, con nhìn thấy Thiên Chúa giữa anh em, trong thiên nhiên. Con thấy bàn tay Chúa giang rộng khắp địa cầu, xoa dịu khổ đau từng giây phút. Lạy Cha, con hạnh phúc biết bao khi biết rằng Cha đang ở giữa chúng con cùng với triều đại của Ngài. Và con mãi mãi tạ ơn Cha về điều đó.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, có hạnh phúc nào hơn khi chúng con được ở bên Chúa như con thơ trong lòng Mẹ hiền. Có sự ngọt ngào thân thương nào hơn khi chúng con được nuôi dưỡng bằng chính sức sống của Chúa như trẻ thơ bú no bầu sữa mẹ. Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ở giữa chúng con. Chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con lương thực trường sinh là Mình Máu Thánh Chúa. Xin cho chúng con luôn được no thỏa trong ân tình của Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Adam và Eva đã đánh mất niềm hạnh phúc có Chúa ở giữa họ khi họ tự làm theo ý riêng. Họ không muốn lệ thuộc vào Chúa. Họ muốn loại Chúa ra khỏi cuộc đời họ. Lạc xa Chúa là họ đi vào cõi tiêu diệt. Cuộc đời chúng con đôi khi cũng vô vị, cũng nhạt nhẽo, vì chúng con lạc xa tình Chúa. Chúng con vượt ra khỏi sự kiểm soát của Chúa để lao vào những danh lợi thú trần gian. Cuộc đời chúng con đã mất Chúa khi mà chúng con để lòng mình nuôi dưỡng những giận hờn, ghen ghét, những mưu toan tội lỗi, những ý tưởng bất chính. Chúa nói Nước Chúa đang ở giữa chúng con, nhưng trong lòng chúng con còn quá nhiều những thói hư tật xấu đang gặm nhấm linh hồn chúng con.

Lạy Chúa, xin cho chúng con được ơn trở về với Chúa. Xin cho chúng con biết chọn Chúa là gia nghiệp để từ bỏ những quyến luyến của tạo vật phù vân. Xin Chúa luôn ở cùng chúng con để chúc phúc và gìn giữ hồn xác chúng con trong ân nghĩa của Chúa. Amen.

CẢM ƠN


CẢM ƠN, THẬT CẦN THIẾT

Thứ Tư Tuần XXXII Mùa Thường Niên

Lời Chúa: Lc 17,11-19

11 Trên đường lên Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su đi qua biên giới giữa hai miền Sa-ma-ri và Ga-li-lê. 12 Lúc Người vào một làng kia, thì có mười người phong hủi đón gặp Người. Họ dừng lại đằng xa 13 và kêu lớn tiếng: "Lạy Thầy Giê-su, xin dủ lòng thương chúng tôi!" 14 Thấy vậy, Chúa Giê-su bảo họ: "Hãy đi trình diện với các tư tế." Đang khi đi thì họ được sạch. 15 Một người trong bọn, thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa. 16 Anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giê-su mà tạ ơn. Anh ta lại là người Sa-ma-ri. 17 Chúa Giê-su mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? 18 Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?" 19 Rồi Người nói với anh ta: "Đứng dậy về đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.

“Một người trong bọn thấy mình được khỏi, liền quay trở lại và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa” (Lc 17,15)

Suy niệm:

Thái độ của 10 người cùi trong đoạn Phúc Âm này: biết phận mình nên khi thấy Chúa Giêsu thì “dừng lại đàng xa” và kêu xin. Khi của Chúa Giêsu bảo họ “Hãy đi trình diện với các tư tế”, Chúa Giêsu vừa thử đức tin của họ vừa mời họ tin tuyệt đối vào Ngài: Thử thách đức tin: vì Ngài không chữa bệnh ngay. Mời gọi đức tin: nếu họ đi là chứng tỏ họ tin Ngài chữa họ. 9 người cùi Do Thái không trở lại tạ ơn vì họ đã quen được ơn Chúa nên coi đó là việc bình thường. Một người cùi xứ Samari trở lại tạ ơn vì nghĩ rằng mình không xứng đáng được ơn, thế mà lại được.

1. Cám ơn là gì? Điểm đáng chú ý là Thánh Luca không ghi lại lời cám ơn của Người Samari cho nên chúng ta không biết anh ta đã nói gì. Nhưng Thánh Luca ghi khá tỉ mỉ thái độ của anh ta: anh “thấy mình được khỏi, liền quay trở lại, lớn tiếng tôn vinhThiên Chúa. Anh ta sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn Ngài”. Thực ra nói cám ơn Chúa thì chúng ta đã nói nhiều. Nhưng lòng biết ơn thực còn xuất phát từ sựnhận thấy tình thương Chúa, thức đẩy ta quay trở lại với Chúa, thôi thúc ta tôn vinhChúa và sấp mình thờ lạy Chúa nữa.

2. Hai tiếng “cám ơn” giúp ích rất nhiều chẳng những cho ta mà còn cho người được nghe nó nữa: Khi ta cám ơn ai, người đó sẽ hài lòng, và lần sau họ sẽ sẵn sàng giúp ta nữa. Nghe ta nói cám ơn, lòng người ta vui, mặt người ta sáng, người ta sẽ làm việc vui vẻ hơn. Hai tiếng “cám ơn” khi được thốt ra bởi những người lớn hơn thì càng sinh hiệu quả nhiều hơn. Chẳng hạn cha mẹ cám ơn con cái, thầy cô cám ơn học trò, chủ cám ơn tớ... Nhưng tại sao người ta thường cám ơn “người dưng” hơn là cám ơn “người nhà”?

3. Ta quen nghĩ đến mình và quên nghĩ tới người, nhất là trong những lúc quá mừng, quá lo (những ngày đại tiệc, dễ quên cám ơn những người phục vụ bếp núc đã vất vả cho buổi lễ của ta).

4. Người Á Đông chúng ta có thói quen trọng sự biết ơn: Biết ơn ông bà tổ tiên, Đạo ông bà… Nhưng cũng nên đề phòng thái độ biết ơn chỉ ngừng lại ở phạm vi công bằng, biết điều, ‘ơn đền; oán trả’, và đi đến chỗ phải mau lo đền ơn để rũ nợ cho sớm.

5. Một cậu bé ngồi hàng ghế đầu trên xe buýt. Thấy một cụ già lên xe, cậu nhường ghế cho cụ. Ông cụ ung dung ngồi xuống, không nói tiếng nào. Cậu bé hỏi: Thưa ông, ông vừa nói gì thế? Tôi có nói gì đâu. Vậy mà cháu tưởng ông nói “cám ơn” chứ.

6. Các tâm tình tạ ơn gương mẫu: - Magnificat - Benedictus - Nunc dimmittis - Thánh Lễ

Lạy Chúa, Chúa đã ban cho chúng con nhiều điều. Nhưng xin ban cho chúng con một điều nữa là cho chúng con luôn biết nhận ra những ân huệ Chúa mà không ngừng cảm tạ tri ân.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, với lòng cảm mến tri ân, chúng con xin nghiêng mình thờ lạy, ngợi khen Chúa là Ðấng ban phát mọi ơn lành. Chúa đã ban cho chúng con sự sống và muôn vàn hồng ân khác. Chúa đã ban cho chúng con niềm vui qua tha nhân, bạn bè luôn yêu thương, nâng đỡ chúng con. Xin giúp chúng con biết sống đền đáp ân tình của Chúa, bằng việc dâng lời tạ ơn Chúa và sống theo giáo huấn của Chúa.

Lạy Chúa Giê-su, hai chữ cám ơn thật cần thiết cho tương quan giữa người với người của chúng con. Hai chữ cám ơn nối kết người cho và người nhận nên một niềm vui ngọt ngào của hoa trái yêu thương. Nhưng Chúa ơi, sao chúng con lại hẹp hòi hai tiếng cám ơn với những người thân của chính mình. Chúng con ngại cám ơn về những vất vả ngược xuôi, cùng bao mưa nằng trong đời mà cha mẹ dành cho chúng con. Chúng con vô tâm trước những hy sinh, cống hiến của cha mẹ, của vợ chồng, anh em bè bạn đang hy sinh vì chúng con. Chúng con xem đó là bổn phận mà quên rằng bổn phận đó họ đã làm vì yêu mến chúng con. Xin dạy chúng con biết tri ân nhau ngay trong những điều nhỏ nhất nhất, biết cám ơn nhau ngay trong những việc tầm thường hằng ngày. Xin cho chúng con luôn mau mắn nói lời cám ơn với những ai đang hy sinh vì chúng con.


Và trên hết, xin cho chúng con đừng bao giờ lãng quên tình Chúa, nhưng luôn biết tri ân và cảm tạ tình yêu Chúa trong suốt cuộc đời chúng con. Xin cho cuộc đời chúng con luôn là bài ca dâng hiến để tạ ơn về những ơn lành Chúa ban. Amen.

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Thứ Ba Tuần XXXII Mùa Thường Niên - Năm lẻ

Lời Chúa: Lc 17,7-10

7 "Ai trong anh em có người đầy tớ đi cày hay đi chăn chiên, mà khi nó ở ngoài đồng về, lại bảo nó : 'Mau vào ăn cơm đi', 8 chứ không bảo : 'Hãy dọn cơm cho ta ăn, thắt lưng hầu bàn cho ta ăn uống xong đã, rồi anh hãy ăn uống sau !' ? 9 Chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao ? 10 Đối với anh em cũng vậy : khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói : chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi."

"Khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm, thì hãy nói: chúng tôi là những đầy tớ vô dụng, chúng tôi đã chỉ làm việc bổn phận đấy thôi." (Lc 17,10)

suy niệm:

kính thưa quý ông bà cùng toàn thể anh chị em. Đoạn Phúc Âm mà chúng ta vừa nghe nói lên giáo huấn của Chúa Giêsu về việc phục vụ, phải phục vụ cách khiêm tốn, khiêm tốn đến mức tự coi mình là đầy tớ. Khi ta đã tự coi mình là đầy tớ thì ta sẽ không ngại phục vụ người khác, hơn nữa ta sẽ coi tất cả những gì ta làm cho người khác ta đều là bổn phận.

Thánh Phaolô đã viết: “Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh?” (1Cr 4,7). Nếu xét cho kỹ thì tất cả những gì ta cho là tài ba hay công lao “của mình” đều không phải là của mình thực, mà là của Chúa ban cho ta nên ta mới có. Ta thông minh ư, đó là do Chúa ban cho ta, đầy người khi mới sinh ra đã đần độn. Sức khỏe và tài năng, năng khiếu, sắc đẹp …hay thành công của ta, tất cả đều do Chúa ban cho ta. Vì thế, Chúa bảo ta dù làm được gì thì ta cũng là đầy tớ vô dụng mà thôi, mọi sự đều là của Chúa.

Thực tế ta thấy trong cuộc sống chung, nếu ai cũng coi mình là đầy tớ của người khác thì việc chung sẽ chạy đều, chạy tốt. Còn nếu ai cũng muốn làm kẻ chỉ huy thì sẽ “lắm thầy thối ma”. Quan niệm ‘sống đạo để lập công’: quan niệm của Pharisêu, của người con cả trong dụ ngôn Người cha nhân hậu và đứa con hoang đàng. Đây là kiểu sống không tình yêu; chỉ có thương mại. ‘Mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi mẹ tính tháng tính ngày’.

Ta sống tốt ư? sự sống tốt của ta chỉ có giá trị gợi lên lòng thương xót và sự nhân hậu của Chúa, ta không có quyền đòi hỏi trả công gì; nếu có đòi, thì hãy đòi trong tâm tình của đứa con nhỏ vòi vĩnh trong tình thương của người mẹ hiền. Còn thân phận ta là thân phận của người đang chờ án tử hình, nay vì tin vào lòng nhân hậu Chúa, ta làm tốt để cố vớt vát lấy lòng Chúa và cố đền bù những thiệt hại tan hoang mình đã gây ra.

Người ta hỏi Thánh Phanxicô Assisi nhờ đâu và bằng cách nào mà ngài làm được nhiều việc như thế. Thánh nhân đáp: Thiên Chúa ở trên Thiên đàng nhìn xuống dưới đất. Ngài tự hỏi: “Tìm đâu ra một người yếu đuối nhất, nhỏ bé nhất và hèn hạ nhất đây?” Thế rồi Thiên Chúa tìm thấy tôi. Ngài lại tự nhủ: “Ta đã tìm được nó rồi. Qua nó, Ta sẽ làm những việc Ta muốn. Nó sẽ không tự phụ được với những việc đó, bởi vì nó biết rằng Ta sử dụng nó chỉ vì sự yếu đuối, nhỏ bé và hèn hạ của nó thôi”.

Một nhân viên gác cầu quay có nhiệm vụ quay cây cầu lên cao mỗi khi có tàu thuỷ qua lại phía dưới. Một ngày kia, cậu con trai ông đi qua phía cầu để chơi và xem cha mình làm việc. Thình lình cậu bé trượt chân té. Thấy con bị té, người cha hốt hoảng định kéo con lên. Nhưng ngay lúc đó một chuyến tàu chở đầy hành khách đang lao tới trong tiếng còi văng vẳng từ xa vọng lại. Ông phải nâng cầu lên cho con tàu đi qua và như vậy con trai yêu quý của ông sẽ chết. Tâm trí bấn loạn… nhưng ông cũng đã hoàn tất nhiệm vụ, để rồi phải nhìn chiếc tàu đi qua với những hành khách nhộn nhịp cười nói mà lòng quặn đau…Trong cuộc đời, có lần nào tôi đã dám hy sinh vì anh em mà không tính toán, dám phục vụ mà không nghĩ thiệt hơn?Lạy Chúa, xin cho con biết phục vụ một cách vô vị lợi, vì đó là bổn phận của con.(Hosanna)

Cầu nguyện:

Lạy Chúa, Chúa đã đến thế gian để yêu thương và phục vụ chúng con. Chúa chọn sự khiêm cung nhỏ bé để trở nên mọi sự cho chúng con. Chúa chấp nhận từ bỏ chính mình để mặc lấy thân phận phàm nhân đề hòa nhập vào giòng đời của chúng con. Chúa còn từ bỏ chính mình để trở thành tấm bánh nuôi dưỡng chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con biết đền đáp tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.

Nhưng Chúa ơi, sao tình yêu chúng con còn quá nhiều toan tính thiệt hơn với Chúa. Cách sống của chúng con còn quá vô tâm, tựa như người con bất hiếu với cha mẹ mình. "Mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày". Chúng con tính toán từng giây với Chúa. Giờ kinh chúng con đọc chiếu lệ cho qua. Thánh lễ chúng con dâng còn thiếu trang nghiêm sốt sắng. Lòng trí chúng con còn bộn bề với biết bao công việc sinh sống, vui chơi, giải trí. Chúng con dành thời gian cho Chúa quá ít. Xin tha thứ cho những thiết sót của chúng con. Xin giúp chúng con biết dành thời gian để cầu nguyện với Chúa, để tạ ơn về những ơn lành Chúa ban, và để cầu xin ơn Chúa xuống trên cuộc đời chúng con.

Lạy Chúa, Chúa đã nêu gương cho chúng con về tinh thần phục vụ trong khiêm tốn âm thầm. Xin cho chúng con biết phục vụ nhau trong tinh thần đơn sơ và quảng đại ngõ hầu danh Chúa được cả sáng trong đời sống phục vụ của chúng con. Amen.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Ngày bế mạc

Tin nóng ngày bế mạc khóa học MVTT tại Hưng Hóa
ĐỨC CHA PHỤ TÁ AN PHONG NGUYỄN HỮU LONG
BẾ MẠC KHÓA HỌC MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN HƯNG HÓA NĂM 2013

    Theo chương trình 8g00' thứ Bảy ngày 09/11/2013, Đức Cha An Phong Nguyễn Hữu Long - Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng hóa, sẽ đến trung tâm mục vụ Hà Thạch để thăm, động viên và cảm ơn Ban giảng huấn, tập thể linh mục, tu sĩ cùng toàn thể anh chị em Giáo dân trong Ban truyền thông của khóa học. Sau đó, Ngài sẽ thay mặt Đấng bản quyền trao chứng chỉ chứng nhận Cấp I về truyền thông cho các học viên, đồng thời sai mọi người trở về Giáo xứ, Giáo Hạt tiếp tục phát huy đẩy mạnh việc loan báo Tin Mừng bằng các phương tiện thông tin đại chúng.

Vào lúc 10g00' Ngài sẽ cùng linh mục đoàn dâng Thánh Lễ tuyên hứa của các học viên và cầu nguyện, chúc lành cho các học viên. Đến 11g00' sẽ diễn ra bữa tiệc nhỏ thân mật giữa Đức Cha AnPhong, quí Cha, quí Thầy, quí Tu sĩ và anh chị em Giáo dân, kết thúc khóa học mục vụ truyền thông Giáo phận Hưng Hóa năm 2013.

Ngày thứ ba của khóa MVTT tại Hưng Hóa


Ngày làm việc thứ Ba 06/11 của lớp học Mục Vụ Truyền Thông được bắt đầu từ lúc 7g15 sau thánh lễ, kinh sang và ăn sáng.

Trước khi vào giờ học, cả lớp cùng nhau hát cùng làm cử điệu bài  Mục vụ Truyền Thông trong bầu khí nghiêm trang để cầu xin ơn Chúa Thánh Thần. Sau tiếng vỗ tay hết thúc bài hát, là những nụ cười vui vẻ và những cái bắt tay thật thân thiện.

Bài học Giao diện giáo xứ trên Titoco và Giao diện nhóm Mục Vụ Truyền Thông trên Titoco được bắt đầu với Cha giảng Huẫn Giu-se Vũ Hữu Hiền, đã đưa các học viên vào môi trường mới lạ của Internet.

Giờ học buổi sáng được khép lại với niềm vui rõ nét trên khuân mặt mỗi học viên và kèm theo đó là sự ngỡ ngàng vì đa biết thêm nhiều điều mới trên công nghệ thông tin.

14g00 học viên tiếp túc với bài học Nhật tác, Nguyệt tác và Truyền giáo trên Mạng xã hội. Kiến thức mới lạ đã tạo ra sự tìm tòi học hỏi nhưng không kém sự sôi nổi trong lớp học. Kết thúc buổi học, không ai muốn ra về vì niềm đam mê khám phá những điều mới mẻ.

Sau bưa cơm tối, giờ học tiếp túc lúc 19g15, với bài học Nhật tác 2 và Suy niệm Lời Chúa trên Google dưới sự hướng dẫn của Cha Hữu Hiền và Sr Duyên Sa. Lời căn dặn của Sr Duyên Sa cho mọi học viên khi đưa tin: “Chúng ta phải đưa Tin mừng, không phải là Tin tức”. Buổi làm việc ngày thứ ba kết thúc khi học viên đã hoàn thành bài làm được đăng tin trên trang mạng Titoco Giáo phận Hưng Hóa và kết thúc bằng giờ kinh tối. Sau đó các học viên về nghỉ đêm với những thao thức về lớp học.

NGÀY LÀM VIỆC THỨ TƯ (thứ năm 7.11.2013)

KHÓA MỤC VỤ TRUYỀN THÔNG NĂM 2013 TẠI GIÁO PHẬN HƯNG HÓA
NGÀY LÀM VIỆC THỨ TƯ (thứ năm 7.11.2013)


Cũng như mọi ngày, sáng sớm các học viên thức dậy cùng đến nhà nguyện để cùng nhau dâng thánh lễ đồng tế, sau Thánh lễ mọi người cùng đọc kinh phụng vụ chung, rồi ăn sáng và mỗi tổ đi làm vệ sinh chung theo sự phân nhiệm của lớp trưởng. ai ai cũng làm vội vã để kịp thời gian lên lớp.
7g15 lớp học được bắt đầu bằng bài hát khởi động về linh đạo của Truyền thông, rồi sau đó Sr Võ Trần Sơn Nữ Duyên Sa lên lớp nói về kỹ thuật chụp ảnh cùng những cách thức để làm được một phóng sự ảnh. đây cũng là chủ đề của cả ngày học.
buổi sáng với các tiết học về kỹ thuật chụp ảnh, nào là từ cách cầm máy ảnh, cách đứng ngắm cùng những cách thức sao chép ảnh qua máy tính, những cách chỉnh sửa ảnh. 2 tiết học lý thuyết và 2 tiết thực hành về ảnh. các học viên nghe về lý thuyết có vẻ đơn giản, nhưng khi đi vào thực tế chụp ảnh sao cho khỏi nhòe, ảnh nhòe là do bị rung tay hay cầm không chắc. sau đó là những cách làm sao để có được những góc ảnh đẹp, là do người chụp ảnh phải biết quan sát, biết chợp thời cơ để có được khoảnh khắc có 1 không 2 đó.
Bốn tiết học buổi sáng trôi đi nhanh chóng. Các học viên như còn muốn thời gian kéo dài thêm ra. Tuy nhiên, họ cũng phải tạm dời bàn viết và máy tính để tham dự giờ kinh trưa lúc 11g15 và ăn trưa lúc 11g30.

Buổi chiều, không khí sôi nổi không kém buổi sáng. Các học viên đã có mặt đông đủ lúc 14g00 để nghe sơ Duyên Sa truyền thụ những kiến thức cơ bản về nghệ thuật chỉnh sửa ảnh căn bản với phần mềm Photoshop, cách viết một bài phóng sự ảnh. Sau một giờ lên lớp, Trưởng của các nhóm Hạt được giao nhiệm vụ viết một phóng sự ảnh cho cả nhóm. Sau khi hoàn thành, cả nhóm cùng chia sẻ, phân tích, chỉnh sửa để có một bản tin hoàn chỉnh cho cả nhóm. Buổi chiều kết thúc tốt đẹp với bản tin phóng sự ảnh hoàn chỉnh của nhóm. Các học viên giải lao, thể thao, kinh chiều, và cơm chiều lúc 18g00.


Buổi tối, dù đã khá mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng và chăm chú, các học viên vẫn đến lớp đông đủ vào lúc 19g15 để thực hiện phần Nhật Tác theo nhóm. Mỗi nhóm cùng đọc và suy niệm Lời Chúa của ngày hôm sau, chia sẻ Lời Chúa, và viết một bài suy niệm ngắn cho bản thân. Sau hơn một giờ suy niệm, chia sẻ, làm việc, mỗi học viên đã hoàn thành bài Nhật Tác của mình. Do mỗi nhóm hoàn thành không đồng đều, nên các thành viên tự do trở về phòng nghỉ đêm trong thinh lặng và an bình, sau một ngày làm việc hăng say và đầy hữu ích.

Biết lo xa mà đổi nước trời

Biết lo xa mà trao đổi
Thứ Sáu Tuần XXXI Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 16,1-8
1 Khi ấy, Chúa Giê-su nói với các môn đệ rằng: "Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: 'Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa!' Người quản gia liền nghĩ bụng: 'Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!'
"Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: 'Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?' Người ấy đáp: 'Một trăm thùng dầu ô-liu.' Anh ta bảo: 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi.' Rồi anh ta hỏi người khác: 'Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy?' Người ấy đáp: 'Một ngàn giạ lúa.' Anh ta bảo: 'Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.'
"Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại."
"Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại." (Lc 16,8)

Suy niệm:

               

Tục Do Thái cũng hơi khác lạ là người quản gia là người thay mặt chủ để lo những chuyện tài sản trong nhà. Thay chủ để thu xếp tài sản cách nào tùy ý miễn sao có lợi cho chủ thôi. Chúa Giêsu nói người quản gia trong dụ ngôn này là “bất lương”, sự bất lương này có thể bằng những cách (ăn gian tiền của chủ? cho vay ăn lời cắt cổ? hay là sửa đổi giấy nợ?...). tuy nhiên, người quản gia bất lương này lại biết cách xử dụng tiền của: Người quản gia này là “con cái thế gian”, thế mà còn biết sử dụng của cải một cách khôn khéo bằng cách cho đi của cải hiện tại để đổi lấy sự bảo đảm cho tương lai. “Con cái của sự sáng” phải noi gương đó, phải biết dùng của cải thế gian mà mua sắm của cải trên trời.

Dù là người quản lý trong dụ ngôn này không tốt cho lắm, nhưng Chúa Giêsu đã rất khéo khi lấy hình ảnh người quản lý làm dụ ngôn. Chúa muốn nhắc rằng đối với tiền bạc của cải mà chúng ta đang nắm trong tay, chúng ta chỉ là người quản lý thôi, chính Thiên Chúa mới là chủ. Đã là quản lý thì phải xử dụng của cải của chủ theo đúng ý chủ chứ không phải theo ý riêng mình. Rất nhiều người tưởng lầm, mình là chủ của những tiền bạc trong túi mình. mình chỉ là người quản lý thôi, không phải là chủ. vì thế chúng ta phải biết làm sao dùng của cải để mua lấy bạn hữu, mua lấy nước trời. đừng để như người giàu có với Larazô hay người chuyên tích chữ của cải rồi chết mà không mang theo được và cũng không mang lợi ích gì.

Nếu lấy của cải làm chủ thì không những không mang lại lợi ích gì cho đời sau, mà nó còn làm bước cản trở ta trên bước đường về với Chúa. nếu ý thức được của cải của ta, ta chỉ là người quản lý, Chúa mới là chủ thì càng nhiều tiền của cùng với sự khôn ngoan khi sử dụng tiền của, ta càng mua sắm được bạn hữu, càng mua được vé nhanh để vào nước trời.

Ở đời, “biết mình biết người trăm trận trăm thắng.” Người quản gia bất lương trong dụ ngôn xưa, hơn ai hết, ông ta biết rõ thực trạng tội lỗi của mình, và biết chắc nguy cơ bị sa thải là không tránh khỏi. Điều hơn người là y dám nhìn thẳng vào sự thật và dùng hết khả năng còn lại của mình để đổi lấy tình thân hữu, dự phòng cho tương lai. Y đã thành công do biết nhìn xa trông rộng.

Ở đây Thiên Chúa không có ý định ủng hộ những hành động mưu lợi bản thân, mà qua đó Ngài muốn nhắc nhở chúng ta về một chân lý: dự phòng cho tương lai.



Cầu nguyện:

Lạy Chúa, Chúa là cùng đích cuộc đời con. Chúa là hạnh phúc đời đời của con"chỉ trong Thiên Chúa, mới có hạnh phúc đời đời" (Thánh Augustino). Xin ban cho con ơn khôn ngoan, biết tìm kiếm Chúa trong cuộc sống hôm nay, biết thực thi ý Chúa để mai sau con cũng được kết hiệp đời đời với Chúa trong Nhà Chúa. Xin cho con biết tìm kiếm và xây dựng cuộc sống đời sau, vì đó mới là gia tài không bị ai lấy mất. Xin giúp con chiến thắng những tham lam vô độ, những bon chen bất chính làm con đánh mất ơn nghĩa Chúa. Xin giúp con biết sử dụng ân huệ Chúa ban là tài năng, thời giờ và sức khoẻ để phụng sự Chúa. Luôn sử dụng mọi sự Chúa ban cho con theo thánh ý Chúa và Xin ban cho con nghị lực để con luôn biết tìm kiếm ý Chúa và thực thi ý Chúa trong cuộc sống của con. Amen.





Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Tấm gương cuộc đời

Chúa ơi, Người là tấm gương
Cho con soi đó biết được mặt con
Mặt con hiện ở trong gương
Mặt con biết sạch nhờ ánh gương soi.

Gương Chúa vẫn có trên đời
Con soi mà giữ cuộc đời sáng trong
Gương Chúa sáng mãi muôn đời
Đời con có sáng gương Người phản cho

Chung vui với tôi

Thứ Năm Tuần XXXI Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
 Lc 15,1-10
1 Khi ấy, tất cả các người thu thuế và các người tội lỗi đều lui tới với Đức Giê-su để nghe Người giảng. Những người Pha-ri-sêu và các kinh sư bèn xầm xì với nhau : "Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng." Đức Giê-su mới kể cho họ dụ ngôn này :
"Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất ? Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói : 'Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó.' 7Vậy, tôi nói cho các ông hay : trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.
"Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ? Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói : 'Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất.' 10 Cũng thế, tôi nói cho các ông hay : giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối."
suy niệm

Chúa Giêsu gần gũi với những người tội lỗi, nhóm Pharisêu và Kinh sư trách Ngài. Chúa Giêsu đã dùng những dụ ngôn để trả lời cho họ. Tất cả những dụ ngôn này đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi.
Thật cảm động thái độ ân cần của người chăn chiên đối với con chiên đi lạc: chỉ vì một con chiên nhỏ trong bầy 100 con mà đành bỏ mọi việc để chỉ làm một việc là đi tìm nó, tìm thấy rồi thì vác nó trên vai, mời bạn bè và hàng xóm đến chung vui và người đàn bà mất tiền cũng thế: chỉ một đồng quan mà tìm rất cực khổ và kỹ lưỡng: thắp đèn, quét nhà, moi móc, và cũng mời bạn bè hàng xóm chung vui khi tìm thấy. 
sự vui mừng đó còn được nhấn mạnh hơn nữa là trên thiên đàng: “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. Thật là cảm động trước tình thương vô biên của Chúa đối với tội nhân.

Cầu nguyện: 
Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã tạo dựng con, lại cho con được làm con Chúa, được gắn kết nên một với Chúa trong tình yêu Chúa qua Bí tích Thánh thể. Xin cho con được ở lại mãi trong tình yêu của Chúa.  Và nếu chúng con đi lạc lối thì Xin giúp con cùng trợ lực cho con để biết quay trở về với Chúa.
Lạy Chúa, đời con đã nhiều lần lạc xa Chúa, đã đánh mất ân sủng Chúa, làm mất vẻ đẹp của Chúa nơi con. Nhiều lần con đã để cho những niềm vui thể xác trói buộc tinh thần con trong những
đam mê truỵ lạc. Xin ban ơn tha thứ và xin giúp con thật lòng quay về với Chúa để đón nhận tình yêu thứ tha.
Lạy Chúa, Chúa luôn tha thứ cho con. Xin dạy con biết tha thứ cho nhau như Chúa cùng biết đón nhận và chia sẻ cho nhau . Amen.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

xứ Hiền Quan

CHƯƠNG TRÌNH THỰC TẬP MỤC VỤ
Nhận diện giáo xứ, tháng 8+9 năm 2013-2014
 


Trọng kính Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất
Giám Mục Giáo Phận Hưng Hoá
Con Giuse Nguyễn Quốc Thịnh, con được Đức Cha cho về thực tập mục vụ tại Giáo Xứ Hiền Quan- Giáo Phận Hưng Hoá. Đây là giáo xứ nhà quê của con, giáo xứ này thuộc quyền coi sóc của Cha Phêrô Nguyễn Trường Thịnh.
Đôi nét về giáo Xứ
Giáo xứ Hiền Quan, nằm trên địa bàn hành chính của hai xã Hiền Quan và xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Giáo xứ Hiền Quan trước tiên được tách ra từ giáo xứ Đức Phong thuộc phiên xứ Nỗ Lực và Hà Thạch. năm 1906, giáo xứ Hiền Quan được thành lập một cách biệt lập. Hiện nay, giáo xứ Hiền Quan gồm sáu họ đạo đó là: họ Bãi Hiền (họ nhà xứ), họ Giữa Hiền, họ Lũng Hiền, họ Xuân Quang, họ Nội Quang và họ Đồng Xuân. Số giáo dân tổng cộng là 4.546 nhân khẩu, gồm 945 hộ gia đình. Xứ Hiền Quan vẫn được coi là một giáo xứ truyền thống, một giáo xứ nề nếp, nhưng trên thực tế đời sống đạo cũng chỉ dừng ở mức giữ đạo, chưa phát huy ảnh hưởng của đời sống đạo làm chứng tá cho Tin Mừng. Vì thế, cần những thợ gặt lành nghề, xả thân phục vụ cho công việc truyền giáo đến phục vụ ở nơi này, hầu cho nước Chúa ngày một phát triển hơn.

GIÁO XỨ HIỀN QUAN

- Nhân sự điều hành chung trong xứ:
1.Giuse Nguyễn Tiến Dũng, sinh 1962, trình độ 7/10, chủ tịch HĐGX
2. Giuse Đặng Văn Lượng, sinh 1961, trình độ 7/10, trưởng ban giáo lý đức tin
3. Giuse Nguyễn Văn Minh, sinh 1957, trình độ 7/10, phụng tự
4. Giuse Đỗ Văn Ấu, sinh 1956, trình độ 7/10, thư ký
5. Giuse Đỗ Văn Du, sinh 1946, trình độ 7/10, nội vụ 1
6. Giuse Nguyễn Văn Lương, sinh 1950, trình độ 7/10, nội vụ 2
7. Giuse Nguyễn Văn Kim, sinh 1959, trình độ 7/10, thủ quỹ

HỌ BÃI HIỀN

1. HIỆN TÌNH CỦA NỘI BỘ HỌ ĐẠO
a. Nắm con số thống kê:
- Giáo họ: Bãi Hiền
- Quan thầy: Thánh Anna
- Số liệu nhân danh: 242 hộ,  1.350 nhân danh
- Cơ sở vật chất: có nhà thờ 400 m2  , lợp ngói, ghế gỗ tựa 20, thiếu.
                            có nhà phòng ở: 8 phòng
                            có phòng giáo lý: 6 phòng, còn thiếu
-Ruộng: 1.700 m2
- Vườn: 2.000 m2
- Nhân sự điều hành giáo họ, các thành viên trong ban hành giáo
  1. Giuse Nguyễn Thành Đô, sinh 1957, trình độ 7/10, trưởng ban
  2. Giuse Nguyễn Tiến Dũng, sinh 1962, trình độ 7/10, phó ban 1, đối ngoại
  3. Giuse Nguyễn Văn Minh, sinh 1957, trình độ 7/10, phó ban 2, phụng tự
  4. Giuse Nguyễn Văn Chiến, sinh 1952, trình độ 7/10, thư ký  
  5. Giuse Nguyễn Văn Lương, sinh 1950, trình độ 7/10, kinh tài
  6. Maria Nguyễn Thị Tây, sinh 1962, trình độ 7/10, thủ quỹ
b. Về phương diện giáo lý đức tin
- Số giáo lý viên các cấp: có 11 GLV; trong đó có 6 GLV cấp I; 3 cấp II; 1 cấp III; 1 cấp 4,5.
- Các lớp giáo lý đang học: có 6 lớp, 300 em
  + Số các em xưng tội rước lễ lần đầu: 36 em
  + Số các em lãnh nhận bí tích thêm sức trong năm: 35 em
- Số thanh niên dự hôn (nam19, nữ17 tuổi trở nên cần học giáo lý hôn nhân): 65 người
- Đang có chương trình học giáo lý Tin Mừng cho người lớn và tổ chức thi vào dịp lễ các thánh và phục sinh
C. Về phương diện phụng tự
- Chương trình kinh lễ hiện hành của giáo xứ ngày Chúa nhật và ngày thường
 + Thánh lễ:  Chúa Nhật hàng tuần có thánh lễ vào 6.30 sáng
                      Trung bình có 2.500 người tham dự
                      Thời lượng 1 giờ
+ Ngày thường có lễ vào 4.45 sáng
 + Giờ kinh:  Chủ Nhật và ngày thường có 1 giờ kinh tối trong ngày
                      Trung bình có 50 người tham dự
                      Thời lượng ván kinh 45 phút
- Cử hành phụng vụ Lời Chúa: không
- Cử hành như theo nghi thức hướng dẫn của phụng vụ
- Thừa tác viên Thánh thể: có 01
- Thừa tác viên Lời Chúa: có 01                                                                    
- Số liệu về lễ sinh: có 8 em
- Số liệu về lễ phục: có 8 bộ áo giúp lễ, 12 bộ áo tông đồ
- Ca đoàn: có một ca đoàn gồm 68 thành viên
- Nhạc cụ: có 1 đàn organ
- Mức chi phí cho phụng tự: 250.000đ/ tuần
d. Về phương diện bác ái
- Đóng góp cho ích chung như quĩ nhân danh như thế nào? 100%    
- Dâng 1% thu nhập trong thánh lễ Chủ Nhật:  đủ
- Quĩ bác ái: đã có
- Cách thức xây dựng và xử dụng quĩ bác ái: thu tiền bác ái mỗi gia đình đóng100.000/ năm, sử dụng để thăm hỏi, ốm đau, tang chế.
- Chưa có quĩ khuyến học
- Hiệp hội giáo dân: có 3
 + Hội mân côi, 165 thành viên, đã thực hiện theo qui chế của hội, và có  ảnh hưởng tốt đối với giáo họ và giáo xứ
+ hội Gia Trưởng, 180 thành viên, nội quy rõ ràng và hoạt động theo quy chế của hội, ảnh hưởng tốt với giáo họ và giáo xứ
+ Hội Caritas, 165 thành viên, nội quy rõ ràng và hoạt động theo quy chế của hội, ảnh hưởng tốt với giáo họ và giáo xứ
e. Về phương  diện  truyền giáo
- Chưa có những hoạt động truyền giáo nào trong giáo họ cũng như giáo xứ
- Đã có quan hệ đối thoại liên tôn không? giao lưu 3 lần/năm
- Đã có tổ chức ngày khánh nhật truyền giáo hằng năm bằng cách mời tôn giáo bạn đến dự lễ và chung vui trong ngày khánh nhật truyền giáo.


HỌ LŨNG HIỀN

1. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ XÉT VỀ NỘI BỘ TRONG HỌ ĐẠO
a. Nắm con số thống kê
- Giáo họ: Lũng Hiền
- Quan thầy: sinh nhật Đức Maria
- Số liệu nhân danh: 333 hộ, 1.656 nhân danh
- Cơ sở vật chất: có nhà thờ 8 gian với diện tích 300 m2
- Phòng ở: có 3 phòng, lợp ngói.
- Phòng học giáo lý: có 8 phòng, hiện tại vẫn thiếu.
- không có ruộng.
- vườn có 8.577 m2
- Ao hồ: 300 m2
- Nhân sự điều hành giáo họ, các thành viên trong ban hành giáo
  1. Giuse Đỗ Văn Du, sinh1946, trình độ 7/10, trưởng ban
  2. Giuse Đỗ Minh Bình, sinh 1953, trình độ 7/10, phó ban 1
  3. Giuse Đỗ Văn Ấu, sinh 1956, trình độ 7/10, phó ban 2
  4. Antôn Đỗ Đức Thăng, sinh 1958, trình độ 7/10, phụng tự
  5. Giuse Chu Văn Tuần, sinh1954, trình độ 7/10, kinh tài
  6. Maria Đỗ Thị Vân, sinh ,1971, trình độ 12/12, thủ quỹ
  7. Maria Lương Thị Vương, sinh 1959, trình độ 5/10, bác ái
b. Về phương diện giáo lý đức tin
- Số giáo lý viên các cấp: có tất cả 19 giáo lý viên, trong đó có 10 cấp II, 05 cấp III, 02 cấp 4 và 5, 02 cấp giáo phận.
- Các lớp giáo lý đang học: gồm 6 lớp, với tổng là 285 em
 + Số các em xưng tội rước lễ lần đầu trong năm: 45 em
 + Số các em lãnh nhận bí tích thêm sức trong năm: 91 em
 + Số thanh niên dự hôn (nam19, nữ17 tuổi trở nên cần học giáo lý hôn nhân): 30 em
- Đang có chương trình học giáo lý Tin Mừng, thi vào dịp lễ các thánh và lễ phục sinh
C. Về phương diện phụng tự
- Chương trình kinh lễ hiện hành của giáo xứ ngày Chủ Nhật và ngày thường
 + Thánh lễ: 3 tuần có 1 lễ vào lúc 19,30 tối thứ bảy.
                     Trung bình có 2.000 người tham dự
                     Thời lượng 1 giờ.
 + Giờ kinh: Chủ Nhật và ngày thường có 3 giờ kinh trong ngày
                     Trung bình có 150 người tham dự
                     Thời lượng ván kinh 45 phút
- Cử hành phụng vụ Lời Chúa: không
- Thừa tác viên Thánh thể: có 1
- Thừa tác viên Lời Chúa: có 1                                                                      
- Số liệu về lễ sinh: có 8 em
- Số liệu về lễ phục: có 8 bộ
- Ca đoàn: có một ca đoàn gồm 80 thành viên
- Nhạc cụ: 2 đàn.
- Mức chi phí cho phụng tự 200.000 đ/tuần
d. Về phương diện bác ái
- Đóng góp cho ích chung như quĩ nhân danh như thế nào? 100% đóng góp     
- Dâng 1% thu nhập trong thánh lễ Chủ Nhật như thế nào?  Đã thực hiện tốt
- Đã có quĩ bác ái
- Cách thức xây dựng và xử dụng quĩ bác ái: đóng 8.000 đ/tháng và dùng để thăm hỏi người ốm đau cùng giúp đỡ những người gặp khó khăn
- Chưa có quĩ khuyến học
- Có 5 hiệp hội giáo dân:
1, Hội Gia Trưởng, có 233 thành viên, có nội quy rõ ràng, sinh hoạt theo quý và mỗi thứ 4 đầu tháng thì chầu Thánh Thể thay cho giáo họ.
2, Hội Caritas, 319 thành viên, chầu vào thứ 3 đầu tháng
3, Hội Mân Côi, 161 thành viên, sinh hoạt vào chủ nhật hàng tuần, chầu vào thứ 5 đầu tháng
4,  Hội Đaminh, 51 thành viên, đọc kinh phụng vụ chung sau lễ sáng mỗi ngày
5, Hội Khôi Bình, 22 thành viên, sinh hoạt theo quý
6, Hội phường trống, 75 thành viên, sinh hoạt theo nhu cầu giáo họ
e. Về phương  diện  truyền giáo
- Chưa có quỹ truyền giáo và chưa có nhân viên chuyên trách về hoạt động truyền giáo
- Có quan hệ đối thoại liên tôn với 4 lần giao lưu/năm
- Có tổ chức ngày khánh nhật truyền giáo hằng năm bằng cách khuyên góp tiền truyền giáo nộp về giáo phận





HỌ ĐỒNG XUÂN

1. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ XÉT VỀ NỘI BỘ TRONG HỌ ĐẠO
a. Nắm con số thống kê
- Giáo họ: Đồng Xuân
- Quan thầy: Đức Maria Vô Nhiễm
- Số liệu nhân danh: 40 hộ, 161 nhân danh
- Cơ sở vật chất: có nhà thờ 7 gian với diện tích 110m2,  ,lợp ngói,
- Phòng ở: 1
- Phòng học giáo lý: 1, hiện tại vẫn thiếu phòng học
- Ruộng: 240 m2
- Vườn : 500 m2
- Nhân sự điều hành giáo họ, các thành viên trong ban hành giáo
  1. Giuse Phạm Văn Lợi, sinh1963, trình độ 10/10, trưởng ban
  2. Phêrô Phạm Văn Thành, sinh 1976, trình độ 9/12, phó ban 1, giáo lý đức tin
  3. An tôn Phạm Văn Minh, sinh 1979, trình độ 9/12, phó ban 2, thư ký
  4. Giuse Nguyễn Văn Mạnh, sinh 1972, trình độ 9/12, kinh tài
  5. Maria Phạm Thị Loan, sinh1977, trình độ 9/12, thủ quĩ
  6. Maria Phạm Thị Tích, sinh 1972, trình độ 9/12, bác ái
b. Về phương diện giáo lý đức tin
- Số giáo lý viên các cấp: có 2 GLV, trong đó 1 cấp I và 1 cấp II
- Các lớp giáo lý đang học: 2 lớp, có 21 em
 + Số các em xưng tội rước lễ lần đầu trong năm: không có
 + Số các em lãnh nhận bí tích thêm sức trong năm: 7 em
 + Số thanh niên dự hôn (nam19, nữ17 tuổi trở nên cần học giáo lý hôn nhân): 12 em
- Không có chương trình học gì cho người lớn
C. Về phương diện phụng tự
- Chương trình kinh lễ hiện hành của giáo họ ngày Chủ Nhật và ngày thường
 + Thánh lễ: 3 tuần có 1 Thánh Lễ vào 3h chiều Chủ Nhật
                     Trung bình có 400 người tham dự
                     Thời lượng 45phút
 + Giờ kinh: Chủ Nhật và ngày thường có 2 giờ kinh sáng và kinh tối trong ngày
                     Trung bình có 20 người tham dự
                     Thời lượng ván kinh 40 phút
- Cử hành phụng vụ Lời Chúa: không
- Thừa tác viên Thánh thể: không có
- Thừa tác viên Lời Chúa: không có                                                              
- Số liệu về lễ sinh: có 2 em
- Số liệu về lễ phục: có 2 bộ
- Ca đoàn: có một ca đoàn gồm 18 thành viên
- Nhạc cụ: không
- Mức chi phí cho phụng tự 50.000đ/tuần
d. Về phương diện bác ái
- Đóng góp cho ích chung như quĩ nhân danh như thế nào? 95% đóng góp     
- Dâng 1% thu nhập trong thánh lễ Chủ Nhật như thế nào?  Đã thực hiện được 60%
- Đã có quĩ bác ái
- Cách thức xây dựng và xử dụng quĩ bác ái: thu theo các hộ hàng tháng, dùng để thăm hỏi người ốm đau và giúp người khó khăn
- Chưa có quĩ khuyến học
- Chưa có hiệp hội giáo dân nào
e. Về phương  diện  truyền giáo
- Chưa có những hoạt động truyền giáo nào trong giáo họ
- Chưa có quan hệ đối thoại liên tôn 
- Chưa tổ chức ngày khánh nhật truyền giáo hằng năm 


HỌ GIỮA HIỀN

1. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ XÉT VỀ NỘI BỘ TRONG HỌ ĐẠO
a. Nắm con số thống kê
- Giáo họ: Giữa Hiền
- Quan thầy: Thánh Giuse 19/3
- Số liệu nhân danh: 137 hộ, 630 nhân danh
- Cơ sở vật chất: có nhà thờ 9 gian với diện tích 450m2  , mái lợp ngói, ghế gỗ tựa 110 chiếc
- Phòng ở: 2 phòng
- Phòng học giáo lý: 6 phòng, đủ.
- Không có ruộng
- Vườn: 4.300 m2
- Ao hồ: 2.500 m2
- Nhân sự điều hành giáo họ, các thành viên trong ban hành giáo
  1. Giuse Nguyễn Văn Thuận, sinh1967, trình độ 9/12, trưởng ban
  2. Giuse Đặng Chí Thanh, sinh 1964, trình độ 7/10, phó ban 1, đức tin
  3. Giuse Nguyễn Văn Kim, sinh 1959, trình độ 9/10, phó ban 2, đối ngoại
  4. Giuse Nguyễn Văn Khuê, sinh 1960, trình độ 7/10 kinh tài
  5. Giuse Đặng Văn Lượng, sinh1961, trình độ 7/10, phụng tự
  6. Maria Đặng Thị Huê, sinh ,1961, trình độ 7/10, thủ quỹ
b. Về phương diện giáo lý đức tin
- Số giáo lý viên các cấp: có 5 GLV. trong đó có 2 cấp I , 1 cấp II và 2 cấp III
- Các lớp giáo lý đang học: gồm 5 lớp, có 130 em
 + Số các em xưng tội rước lễ lần đầu trong năm: 26 em
 + Số các em lãnh nhận bí tích thêm sức trong năm: 34
 + Số thanh niên dự hôn (nam19, nữ17 tuổi trở nên cần học giáo lý hôn nhân): 22 em
- Đang có chương trình học giáo lý Tin Mừng và thi vào dịp lễ các thánh cùng lễ phục sinh
C. Về phương diện phụng tự
- Chương trình kinh lễ hiện hành của giáo xứ ngày Chúa nhật và ngày thường
 + Thánh lễ: 3 tuần có một thánh lễ vào 19.30 tối thứ bảy
                     Trung bình có 1.500 người tham dự
                     Thời lượng 1 giờ
 + Giờ kinh: Chủ Nhật và ngày thường có 2 giờ kinh sáng và tối trong ngày
                     Trung bình có 200 người tham dự
                     Thời lượng ván kinh 50 phút
- Cử hành phụng vụ Lời Chúa: không
- Thừa tác viên Thánh thể: có 1
- Thừa tác viên Lời Chúa: không                                                                  
- Số liệu về lễ sinh: có 6 em
- Số liệu về lễ phục: có 6 bộ
- Ca đoàn: có một ca đoàn gồm 130 thành viên
- Nhạc cụ: 1 đàn organ
- Mức chi phí cho phụng tu 200.000đ/tuần
d. Về phương diện bác ái
- Đóng góp cho ích chung như quĩ nhân danh như thế nào? 100% đóng góp     
- Dâng 1% thu nhập trong thánh lễ Chủ Nhật như thế nào?  Đã thực hiện tốt
- Đã có quĩ bác ái
- Cách thức xây dựng và xử dụng quĩ bác ái: thu 3.000đ/tuần, dùng để thăm hỏi người đau ốm cùng tàng tật và những người gặp khó khăn hay tai nạn
- Chưa có quĩ khuyến học
- Đã có 5 hiệp hội giáo dân nào:
+ Hội Giuse, 110 thành viên, nội quy rõ ràng, chầu vào tối thứ 4 đầu tháng
+ Hội mân côi, 150 thành viên, nội quy rõ ràng và sinh hoạt đều đặn vào chiều chủ nhật hàng tuần, tối chủ nhật hàng tuần chầu thánh thể.
+ Hội Caritas, 95 thành viên, có điều lệ và nội quy, chầu vào thứ 3 đầu tháng
+ hội phường trống, 50 thành viên, dùng để phục vụ giáo họ
+ hội phát âm, 15 thành viên, để phục vụ giáo họ
e. Về phương  diện  truyền giáo
- Chưa có những hoạt động truyền giáo nào trong giáo họ, chưa có thành viên chuyên trách về truyền giáo
- Chưa có quan hệ đối thoại liên tôn 
- Chưa tổ chức ngày khánh nhật truyền giáo hằng năm 


HỌ XUÂN QUANG


1. HIN TÌNH GIÁO X XÉT V NỘI B TRONG H ĐO
a. Nắm con số thống kê:
- Tên giáo họ: Xuân Quang
- Thánh hiệu: Phanxicô Xavie
- Số liệu nhân danh: 63 hộ, 319 nhân danh
- Cơ sở vật chất:
 + Nhà thờ: nhà thờ diện tích 110m2
 + Phòng ở: không
 + Phòng học giáo lý: 2 phòng, còn thiếu
 + Ruộng: 1 400 m2
 + Vườn: 1.000 m2
- Nhân sự điều hành , các thành viên trong ban hành giáo
  1. Phanxicô Đỗ Đức Long, sinh 1970, trình độ 7/10, trưởng ban
  2. Maria Phạm Thị Đương, sinh 1971, trình độ 7/10, phó ban 1, giáo lý đức tin
  3. Giuse Đỗ Anh Dũng, sinh 1981, trình độ 12/12, đối ngoại
  4. Maria Đỗ Thị Hà, sinh 1975, trình độ 9/12, thủ quĩ + ca đoàn
  5. Maria Đỗ Thị Nhẫn, sinh 1960, trình độ 5/10, bác ái
          b. Về phương diện giáo lý đức tin
- Số giáo lý viên các cấp: có 6 GLV; trong đó có 2 GLV cấp I; 3 cấp II; 1 GLV cấp giáo phận
- Các lớp giáo lý đang học: có 2 lớp, 36 em
- Số các em xưng tội rước lễ lần đầu trong năm: 16 em
- Số các em lãnh nhận bí tích thêm sức trong năm: 20 em
- Số thanh niên dự hôn (nam 19, nữ 17 tuổi trở nên cần học giáo lý hôn nhân): 25 người
- Đang có chương trình nào cho người lớn: không có
C. Về phương diện phụng tự
- Chương trình kinh lễ hiện hành của giáo xứ ngày Chúa nhật và ngày thường
 + Thánh lễ: 3 tuần một lễ chủ nhật vào lúc 3h chiều
                                                  Trung bình có 500 người tham dự
                                                                          Thời lượng 1 giờ
 + Giờ kinh: Ngày Chủ Nhật và ngày thường: 2 giờ kinh sáng và tối
                                                                          Trung bình có 15-20 người tham dự
                                                                          Thời lượng ván kinh 30 phút
-Cử hành phụng vụ Lời Chúa: không
- Thừa tác viên Thánh Thể: không có
- Thừa tác viên Lời Chúa: không có                                                              
- Số liệu về lễ sinh: 4, lễ phục phục: 4 bộ
- Ca đoàn: 20 thành viên
- Nhạc cụ: 1 đàn organ
- Mức chi phí cho phụng tự: 100/tuần
d. Về phương diện bác ái
- Ý thức của giáo dân về việc đóng góp cho ích chung như quĩ nhân danh: có đóng góp 100%      
- Dâng 1% thu nhập trong thánh lễ Chủ Nhật : 80%
- Quĩ bác ái: có
 + Cách thức xây dựng: đóng góp bằng bỏ thùng tại gia đình
 + Sử dụng quĩ bác ái: thăm hỏi những người nghèo và ốm đau
- Qũi khuyến học: không có
- Có bao nhiêu hiệp hội giáo dân? Số lượng hội viên? Nội qui thế nào? Vai trò ảnh hưởng trong giáo xứ của hội: chưa có hiệp hội giáo dân nào
e. Về phương  diện  truyền giáo
- Truyền giáo: chưa có
-  Đối thoại liên tôn: giao lưu 2 lần trong năm
- Tổ chức ngày khánh nhật truyền giáo hằng năm: không


HỌ NỘI QUANG

1. HIỆN TÌNH GIÁO XỨ XÉT VỀ NỘI BỘ TRONG HỌ ĐẠO
a. Nắm con số thống kê
- Giáo họ: Nội Quang
- Quan thầy: Thánh Gioan Tẩy Giả
- Số liệu nhân danh: 130 hộ, 430 nhân danh
- Cơ sở vật chất: có nhà thờ diện tích 150m2  , mái lợp ngói
- Phòng ở: 2 phòng
- Phòng học giáo lý: 1 phòng, thiếu phòng học.
- Không có ruộng
- Vườn: 1.500 m2
- Nhân sự điều hành giáo họ, các thành viên trong ban hành giáo
  1. Gioan Nguyễn Đức Hạnh, sinh1957, trình độ 7/10, trưởng ban
  2. Gioan Phạm Văn Thủy, sinh 1973, trình độ 5/12, phó ban 1, đức tin
  3. Phaolo Nguyễn Tiến Định, sinh 1973, trình độ 9/12, phó ban 2, thư ký
  4. Maria Đỗ Thị Đề, sinh 1970, trình độ 7/10 thủy quỹ
  5. Maria Bùi Thị Huệ, sinh1956, trình độ 7/10, bác ái
  6. Giuse Phạm Văn Đệ, sinh ,1952, trình độ 7/10, phụng tự
  7. Maria Nguyễn Thị Mỹ, sinh 1952, trình độ 7/10, phó ban bác ái
b. Về phương diện giáo lý đức tin
- Số giáo lý viên các cấp: có 3 GLV. trong đó có 2 cấp I , 1 cấp II
- Các lớp giáo lý đang học: gồm 1 lớp, có 25 em
 + Số các em xưng tội rước lễ lần đầu trong năm: không
 + Số các em lãnh nhận bí tích thêm sức trong năm: 38
 + Số thanh niên dự hôn (nam19, nữ17 tuổi trở nên cần học giáo lý hôn nhân): 15 em
- Đang có chương trình học giáo lý Tin Mừng và thi vào dịp lễ các thánh cùng lễ Phục sinh
C. Về phương diện phụng tự
- Chương trình kinh lễ hiện hành của giáo xứ ngày Chúa nhật và ngày thường
 + Thánh lễ: 3 tuần có một thánh lễ vào 3h chiều Chúa nhật
                     Trung bình có 400 người tham dự
                     Thời lượng 1 giờ
 + Giờ kinh: Chúa nhật và ngày thường có 2 giờ kinh sáng và tối trong ngày
                     Trung bình có 20-30 người tham dự
                     Thời lượng ván kinh 45 phút
- Cử hành phụng vụ Lời Chúa: không
- Thừa tác viên Thánh Thể: không
- Thừa tác viên Lời Chúa: không                                                                  
- Số liệu về lễ sinh: có 2 em
- Số liệu về lễ phục: có 2 bộ
- Ca đoàn: có một ca đoàn gồm 15 thành viên
- Nhạc cụ: không
- Mức chi phí cho phụng tu 100.000đ/tuần
d. Về phương diện bác ái
- Đóng góp cho ích chung như quĩ nhân danh như thế nào? 100% đóng góp     
- Dâng 1% thu nhập trong thánh lễ Chủ Nhật như thế nào?  Đã thực hiện tốt 100%
- Đã có quĩ bác ái
- Cách thức xây dựng và xử dụng quĩ bác ái: đi thu từng nhà 1 lần/năm, dùng để thăm hỏi người đau ốm cùng tàng tật và những người gặp khó khăn hay tai nạn
- Chưa có quĩ khuyến học
- Đã có hiệp hội giáo dân duy nhất là Hội mân côi, 12 thành viên, nội quy rõ ràng có ảnh hưởng tốt với giáo họ
e. Về phương  diện  truyền giáo
- Chưa có những hoạt động truyền giáo nào trong giáo họ, chưa có thành viên chuyên trách về truyền giáo
-  Có quan hệ đối thoại liên tôn băng giao lưu 2 lần/năm 
- Chưa tổ chức ngày khánh nhật truyền giáo hằng năm 


NHẬN DIỆN GIÁO XỨ TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI

XÃ HIỀN QUAN, HUYỆN TAM NÔNG

a. Số liệu thống kê của xã, phường.
- Dân số: 6.582 nhân danh
- Tỉ số sinh 117, tử 33, tỉ lệ sinh hàng năm: 1,3%
- Tổng diện tích của xã: 555,82 ha
- Diện tích canh tác nông nghiệp: 431,3 ha
- Số người thoát ly nông nghiệp: 987
- Số người di dân kinh tế mới : di dân đi 31; di dân đến 4
b. Về chính trị xã hội                                                                                   
- Cấp lãnh đạo
 + Đạo đức nhân bản: tốt
 +Trình độ văn hóa: 12/12, đại học 8        
 + Khả năng lãnh đạo: đạt
 + Khả năng làm kinh tế: trung bình
- Dân xã
 + Tình làng nghĩa xóm: đoàn kết tốt
 + Đoàn kết lương giáo: tốt
 + Hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng:
              . Đoàn: hạn chế, trung bình
              . Phụ nữ: khá
              . Cao tuổi: khá  
- Tệ nạn xã hội: có, nhưng không nhiều
- Bệnh xã hội: ít. HIV không có   
- Số khuyết tật, tàn phế: 132 người
c.Văn hóa tín ngưỡng
- Trình độ văn hóa toàn dân
 + văn hóa toàn dân: 7/12
 + Số trên đại học: 3
 + Đại học và cao đẳng: 390
 + Trung học chuyên nghiệp: 428
 + Số học sinh cấp III : 305
 +  sinh viên Công giáo: 98
 + Hiện trạng trường lớp phổ thông: nhà cao tầng, có một trường cấp I, một trường cấp II
 + Mẫu giáo: có một trường, với ba cơ sở kiên cố đạt chuẩn
 + Nhà văn hóa: có 7 nhà văn hóa cho 14 khu dân cư
 + Sân thể thao: mỗi nhà văn hóa có một sân bóng chuyền, hay một sân cầu lông
+ không có sân bóng đá
- Tỉ lệ tín đồ các tôn giáo
+ lương dân 3.048 người = 46%, công giáo 3.554 người = 54%
 + Cơ sở thừa tự: có 3 nhà thờ, 1 chùa, 1 đền và 1 đình làng.  
 + Nhịp độ sinh hoạt: thường xuyên 
 + Giao lưu quan hệ liên tôn: giao lưu với nhau trong những dịp lễ lớn của các tôn giáo
- Các hội hè làng xã: gồm hội Phết Hiền Quan, lễ Phật Đản
- Tổ chức lễ tết: bình thường theo truyền thống Việt Nam
- Sinh hoạt đình làng: một năm có một vài ngày gặp mặt
- Sinh hoạt dòng tộc: họp dòng họ 1 năm 1 lần  
- Phong tục ma chay: tổ chức theo phong tục địa phương, đơn giản
- Phong tục cưới hỏi: tổ chức bình thường, gọn nhẹ, đơn giản
d. Đời sống kinh tế
- Tỉ lệ dân sinh sống bằng nghề chính: 65% nông nghiệp.
- Nghề phụ: kinh doanh, dịch vụ 10%, thoát ly 25%
 Ước tính thu nhập hàng năm trên đầu người: 12.370.000đ/người
- Lượng giá mức sống:  hộ nghèo còn 16,7% ; đủ ăn 50,3%; khá 23,5% ; giàu 9,3%
-Cấp độ cơ sở vật chất
 + Nhà cửa các công sở: nhà cấp II
 + Nhà cửa tư gia: cấp III và cấp IV kiên cố
 + Đường xá: bê tông hóa 65%
 + Phương tiện di chuyển: hầu hết bằng xe máy và ôtô
 + Vệ sinh môi trường: bình thường
e. Nhận định chung
- Thế mạnh của địa phương: nguồn lao động dồi dào, hăng say lao động
- Những điểm nóng tiêu cực: không
- Vị thế của dân Công Giáo đối với dân làng: chiều hướng phát triển có tính vượt trội



XÃ XUÂN QUANG

a. Số liệu thống kê của xã.
-Dân số: 4.417 nhân khẩu
-Tỉ số sinh/dân số hàng năm: sinh 14; tử 12; tỉ lệ sinh hàng năm 1%
-Tổng diện tích: 650,84 ha
- Diện tích canh tác nông nghiệp: 150 ha
-Số người thoát ly nông nghiệp: 215
-Số người di dân kinh tế mới: di dân đi 300; di dân đến 112
b. Về chính trị xã hội                                                                                   
-Cấp lãnh đạo
 + Đạo đức nhân bản: tốt
 + Trình độ văn hóa: 12/12 ; đại học 10;       
 + Khả năng lãnh đạo: tốt
 + Khả năng làm kinh tế: tốt
-Dân xã
 +Tình làng nghĩa xóm: đoàn kết tốt, bình đẳng
 + Đoàn kết lương giáo: tốt
 + Hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng:
                đoàn: hoạt động tốt, đoàn kết lương giáo
                phụ nữ: hoạt động tốt
                cao tuổi: hoạt động tốt
-Tệ nạn xã hội: ít, có ở một số khu ngoài công giáo
-Bệnh xã hội: HIV không;  
-Số khuyết tật, tàn phế: 120 người
c.Văn hóa tín ngưỡng
-Trình độ văn hóa toàn dân
 + Số trên đại học: không
 + Đại học và cao đẳng: 110 người
 + Trung học chuyên nghiệp
 + Số học sinh cấp III = 220 em; riêng sinh viên Công giáo hiện tại: 8 người
 + Hiện trạng trường lớp phổ thông: các trường đều đảm bảo đạt tiêu chí trường chuẩn ở mức độ 2
 +Trường học: có 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở
 + Mẫu giáo: có một trường đạt tiêu chuẩn quốc gia
 + Nhà văn hóa: có 8 nhà văn hóa cho 9 khu
 + Sân thể thao: có 4 sân bóng truyền và cầu lông,
-Tỉ lệ tín đồ các tôn giáo/ dân số: lương dân 3.593 người= 67%; giáo dân 824 người=33%
 + Cơ sở thừa tự: có 3 nhà thờ và 1 chùa, 1 đình, sinh hoạt đều đặn; cơ sở thờ tự xuống cấp
 + Nhịp độ sinh hoạt: sinh hoạt thường xuyên 
 + Giao lưu quan hệ liên tôn: tốt
-Các hội hè làng xã: có một hội làng tổ chức vào ngày mùng bảy tết âm lịch
-Tổ chức lễ tết: có các hoạt động thăm hỏi, tặng quà trong dịp tết nguyên đán cho các đối tượng chính sách
-Sinh hoạt đình làng
-Dòng tộc: các dòng tộc có tổ chức hoạt động theo hương ước dòng họ vào dịp giỗ, lễ, tết 
-Phong tục ma chay: tổ chức bình thường theo truyền thống, thực hiện nếp sống văn hóa, đơn giản
-Phong tục cưới hỏi: tổ chức bình thường theo qui định của pháp luật và truyền thống, đơn giản và có văn hóa
d. Đời sống kinh
-Tỉ lệ dân sinh sống bằng nghề chính: Nông nghiệp và lâm nghiệp chiếm tới 65%
-Nghề phụ: kinh doanh, xây dựng, mộc, sơn: 35%
- Ước tính thu nhập hàng năm trên đầu người: 6.000.000/người
- người nghèo: 18,5%
- đủ ăn: 49,5%
- khá: 24%
- giàu: 8%
-Cấp độ cơ sở vật chất
 + Nhà cửa các công sở: tốt
 + Nhà cửa tư gia: trung bình
 + Đường xá: đường nhựa và bê tông hóa 30%
 + Phương tiện di chuyển: hầu hết bằng xe máy
 + Vệ sinh môi trường: tốt
e. Nhận định chung
-Thế mạnh của địa phương: phát triển nghề nhựa sơn, xây dựng, làm mộc
-Những điểm nóng tiêu cực: nghiện hút ma túy
-Vị thế của dân Công giáo đối với dân làng: được quan tâm và bình đẳng

      Trên đây là tất cả những gì con tìm hiểu và thu thập được trong 2 tháng đầu tiên trong năm giúp xứ của con, cả về đời sống đạo trong các họ đạo cũng như đời sống xã hội của địa phương nơi con giúp xứ.



                                                                                                    Hiền Quan ngày 29 tháng 9 năm 2013.

                                                                                                                     Người nhận diện






                                                                                                                 Giuse Nguyễn Quốc Thịnh