Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Giáo họ Xuân Quang, xứ Hiền Quan

I.                   Giai đoạn hình thành
Vào năm 1960, có khoảng 20 gia đình công giáo sinh sống tại xã Xuân Quang (còn gọi là xóm Tân Tiến), trong thời buổi khó khăn nên việc sống đạo không phổ biến rộng rãi được, vì vậy 20 gia đình này mới xin cha chánh xứ cho lập 1 giáo họ riêng. Ý nguyện đó đã được cha Phêrô Nguyễn Siêu Việt chấp thuận, đặt tên là giáo họ Tân Tiến và xin nhận thánh Phanxicô Xavie làm bổn mạng mừng kính vào ngày 3/12 hàng năm. Trong xuất thời gian khó khăn kéo dài nên mọi người phải đọc kinh cầu nguyện ở nhà, cầu xin ơn Chúa dẫn đường chỉ lối cho chúng con sớm xây dựng được nơi thờ phượng.
II.                Giai đoạn phát triển
Năm 1989, ông Giuse Đỗ Văn Danh cho giáo họ mảnh đất có diện tích dài 50m, rộng 20m để xây dựng nhà thờ (nhà nguyện). Khi đã có đất để xây dựng nhà thờ, bà con giáo dân trong họ đã vân dụng đóng gạch bằng đất ở nơi khác chuyển về và cắt cử nhau đi cắt Tế, xin Củi để đốt lấy gạch, thanh niên đi đào Ao thuê, bà con đan Rổ đan Giành để lấy tiền nuôi cơm thợ xây dựng nhà thờ. Nơi đất lành chim đậu, dân số mỗi ngày một tăng thêm, năm 1996 đã có 45 gia đình và 200 nhân danh.
Đến năm 1999, vì điều kiện sinh sống nên 10 gia đình trong họ phải di chuyển di cư đến nơi khác. Trải qua 25 năm, họ giáo đã có được nhà thờ, đã có đất mới nên cha xứ Giuse Nguyễn văn Đông đã đặt móng xây dựng nhà thờ và năm 1990 hoàn thành. Cha Phêrô Phùng Văn Tôn về cai quản và làm phép nhà thờ cùng dặt mình Thánh thường xuyên. Cha Tôn lại cho giáo họ một quả chuông với lời nhắn mỗi khi nghe tiếng chuông là giờ kinh tối sớm hàng ngày.
Năm 2000, cha Giuse Đỗ Đình Đạt cai quản giáo họ và đổi tên là giáo họ Xuân Quang như hiện nay.
Năm 2004, cha Phêrô Nguyễn Trường Thịnh về cai quản và coi sóc cho đến ngày nay.
III.             Sinh hoạt giáo dân
Tổng số nhân danh hiện nay có 188, với 65 gia đình.
Giáo họ đọc kinh tối sớm tại nhà thờ, tổ chức ngắm nguyện vào mùa Chay hàng năm.
IV.             Ban chấp hành qua các nhiệm kỳ

-          Antôn Đỗ Văn Khoản 1960-1965
-          Antôn Hoàng Văn Hưởng 1965-1979
-          Phanxicô Lương Văn Tuế 1979-1985
-          An tôn Đỗ Văn Thêm 1985-1989
-          Phaolô Nguyễn Văn Lý 1989-1993
-          Phanxicô Phan Văn Chắt 1993-1997
-          Phaolô Nguyễn Văn Lợi 1997-2002
-          Phanxicô Đỗ Văn Quất 2002-2006
-          Phanxicô Đỗ Hồng Phúc 2006-2011
-          Phanxicô Đỗ Đức Long 2011-2016

V.                Những Linh mục, tu sĩ xuất thân từ giáo họ
1, Sr Maria Đỗ Thị Liễu (đã khấn tạm dòng MTG Hưng Hóa)

Hội Mân Côi

I.                   Thành lập
Năm 2000, được cha Giuse Đỗ Đình Đạt chính thức cho thành lập, đây là một hội thành lập đầu tiên trong giáo họ.
II.                Tôn chỉ và mục đích
Động viên và thực thi 3 mệnh lệnh của Đức Mẹ: cải thiện đời sống, siêng năng lần hạt và tôn sùng mẫu tâm.
Mỗi thành viên mỗi ngày lần hạt 1 chục và đọc kinh Hãy Nhớ, thực hành quy chế hội, mỗi ngày làm một việc tốt, góp quỹ hội, xin lễ cho các thành viên qua đời và đọc kinh 3 tối.
hội viên sinh hoạt vào ngày 15 hàng tháng, hiện nay số hội viên đã được 46.
III.             Tổ chức và thực hiện
Ban chấp hành hội gồm 1 trưởng, 1 phó, 1 thư ký và thủ quỹ. 3 năm bầu ban chấp hành 1 lần. ban chấp hành điều hành và thông báo cùng làm những công tác hội trao như thăm hỏi, thăm viếng và các công tác bác ái.
IV.             Ban chấp hành qua các nhiệm kỳ

-          Maria Hoàng Thị Nghĩa 2000-2004
-          Maria Phạm Thị Khuê 2004-2007
-          Maria Nguyễn Thị Định 2007-2010
-          Maria Hoàng Thị Nghĩa 2010-2013

Hội Giuse

1.      Quá trình thành lập cùng phát triển
Năm 2009, cha Phêrô Nguyễn Trường Thịnh chính thức cho thành lập. Hội có 24 thành viên, chia thành 2 tổ để chia sẻ Lời Chúa.
Xây dựng quỹ hội thăm hỏi các gia đình ốm đau bệnh tật, giúp đỡ mọi việc trong giáo họ, mừng kính lễ quan thầy hàng năm.
2.      Ban chấp hành hội
Từ năm 2009-2016: Giuse Nguyễn Văn Thành, Giuse Đỗ Văn Giang, Phan xi cô Lương Văn Tiến và Giuse Phạm Văn Tuyến.

Ca đoàn

Năm 1992, được sự dìu dắt của cha Phêrô Phùng Văn Tôn cho người đi học nhạc về đạo tạo ca đoàn hát lễ, cô Maria Phạm Thị Hà làm ca trưởng, ca đoàn có 20 thành viên, ông Phanxicô Đỗ Văn Cường làm phó. Năm 2011, ông Phanxicô Đỗ văn Cường làm ca trưởng và ông Phanxicô Phạm Văn Hưng làm phó.

Giáo lý của giáo họ

Năm 1992, cha Phêrô Phùng Văn Tôn cho 1 người đi học về làm giáo lý viên để dạy 35 em học giáo lý của giáo họ. khi đó giáo họ cũng chỉ có 1 phòng học duy nhất lợp bằng lá cọ, nếu mưa các em phải học trong nhà thờ, giáo trình học là tài liệu giáo lý Nha Trang trước năm 2000.

Từ năm 2000 đến nay, các cha xứ đã mở lớp theo chương trình giáo lý Xuân Lộc, để dạy các em từng bước theo lứa tuổi. từ đó đến nay, giáo họ có 4 giáo lý viên và dạy 56 em giáo lý vào các dịp hè cùng các ngày Chúa Nhật hàng năm tại 2 phòng học giáo lý của giáo họ và tron nhà thờ, nên các em hiểu biết về giáo lý nhiều hơn.
Huynh đoàn Đaminh xứ Hiền Quan

I.                   Giai đoạn hình thành
Huynh đoàn giáo dân Đaminh thuộc giáo xứ Hiền Quan, thuộc giáo hạt Đông Nam Phú Thọ.
Thành lập huynh đoàn do cha Giuse Nguyễn Công Hách thành lập ngày 29/04/1966. Văn thư châu phê số 579/149, do cha Giám Tỉnh Giuse Nguyễn Cao Luật OP ký ngày 05/11/2004.
Bổn mạng: thánh Tôma Đinh Viết Dụ, kính ngày 25/11 hàng năm.
Cha linh hướng: cha Phê rô Nguyễn Trường Thịnh.
II.                Tôn chỉ và mục đích
Sống theo linh đạo của thánh tổ phụ Đaminh là nói với Chúa và nói về Chúa. thánh hóa bản thân và thánh hóa tha nhân. trong bốn cột trụ chính là: 1 là kết hợp với Chúa; 2 là hiệp thông huynh đệ; 3 là chuyên cần học tập; 4 là tông đồ bác ái.
Hội viên mỗi ngày đọc một kinh lậy cha cầu nguyện cho người còn sống và một kinh vực sâu cầu nguyện cho người đã qua đời.
mỗi tuần lần hạt 50 kinh Mân Côi và tham dự một Thánh Lễ.
Mỗi thánh sinh hoạt chung với huynh đoàn một lần, để cầu nguyện chung và để tỏ lòng hiệp thông liên đới.
III.             Giái đoạn phát triển
Thời kỳ đầu sống trong âm thầm theo thụ bản của dòng ba Đaminh. mọi thành viên kiên trì sốt sáng sống theo tinh thần dòng. Đã hình thành được 4 chi trong 4 giáo họ trong giáo xứ, đến nay đã có 7 chi trong 7 họ đạo của hai giáo xứ Hiền Quan và Thanh Uyên. Với số hội viên là 190, trong đó có 17 hội viên nam và 173 hội viên nữ. số hội viên đã qua đời là 29 thành viên.
Hiện nay với danh hiệu là huynh đoàn giáo dân Đaminh, sống theo linh đạo Đaminh Việt Nam. Nói chung mọi thành viên đều sống đúng luật sống, nhờ sự học tập hiểu biết hơn sống và thực hành tốt hơn. Cụ thể qua các dịp các khóa tiến cấp và các khóa học chân lý hàng năm các hội viên đều tích cực hơn, nên được các đoàn thể khác, đặc biệt là ban hành giáo xứ, giáo họ quan tâm hơn nên càng ngày có thêm hội viên mới xin gia nhập huynh đoàn.
IV.             Tổ chức và điều hành
Ban phục vụ huynh đoàn gồm 9 thành viên; 1 đoàn trưởng, 2 đoàn phó, 1 thư ký, 1 thủ quỹ, 1 phụ trách học tập, 2 phụ trách tông đồ bác ái, 1 phụ trách giới trẻ. mỗi họ có mặt hội viên huynh đoàn là một chi và có chi trưởng chi phó, do các hội viên chi bầu ra. Các chi có quyền sinh hoạt riêng vào trưa Chúa Nhật hàng tuần ở nhà thờ họ đó. Với việc đọc, suy niệm, chia sẻ Lời Chúa và đọc Kinh Phụng Vụ, vệ sinh nhà thờ.
Công tác tông đò cùng nhau động viên ai có khả năng tham gia vào các ban ngành trong giáo xứ giáo họ, đã có các hội viên vào các ban như: ban Hành Giáo, Giáo Lý viên, Ca Đoàn, gia đình Khôi Bình, hội Mân Côi, hội Gia Trưởng, hội Caritas.
Công tác bác ái đã và đang làm các việc như: thăm viếng bệnh nhân, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn dủi do, chia sẻ giúp đỡ khi cần giúp đỡ, không kể lương giáo, thăm hỏi người ốm đau tai nạn, phúng viếng người qua đời, đọc kinh cầu nguyện, hiệp dâng Thánh Lễ An Táng, đưa xác đến nơi an nghỉ cuối cùng và sau đến gia đình nhà hiếu đọc kinh phụng vụ cầu nguyện cho người đã qua đời.
V.                Ban phục vụ các nhiệm kỳ (đoàn trưởng)

-          Giuse Đỗ Cảnh Ngoạn 1994-1996
-          Giuse Đỗ Văn Tuệ 1996-1999

-          Giuse Đỗ Tất Ưng 1999-2014 (đã được chuẩn làm khóa thứ 5).
Ngày 20 Tháng 12, Tuần bát nhật chuẩn bị lễ Giáng Sinh

Lời Chúa: Lc 1,26-38
26 Bà Êlisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, 27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.
28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." 29 Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.
30 Sứ thần liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. 31 Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. 32 Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. 33 Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận."
34 Bà Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng !"
35 Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. 36 Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. 37 Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được."
38 Bấy giờ bà Maria nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
"Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." (Lc 1,38)


Suy niệm:

A. Phân tích

Bài Phúc Âm hôm nay giới thiệu nhân vật quan trọng trong việc Chúa Cứu Thế sinh ra: Đức Maria.

1. Thánh Luca trình bày Đức Maria là “Thiếu nữ Sion” (Câu “mừng vui lên” là âm hưởng của lời ngôn sứ Xôphônia nói với thiếu nữ Sion: Xp 8,14). Ngày xưa qua miệng ngôn sứ, Thiên Chúa hứa sẽ đến ở nhà “thiếu nữ Sion” (tức là dân Chúa). Lời hứa này hôm nay được thực hiện nơi Đức Mẹ.

2. So sánh Đức Maria với ông Dacaria: khi được báo tin sẽ có con, cả Dacaria và Đức Maria đều thắc mắc hỏi lại. Nhưng câu hỏi của Dacaria biểu lộ sự không tin (câu 20: Lời thiên sứ nói “Bởi vì ông không tin”). Còn câu hỏi của Đức Maria là để xin soi sáng thêm (“việc ấy xảy đến thế nào?”), và sau đó Người đã mau mắn thưa Fiat.

B. Suy niệm

1. Đức Maria hỏi “Việc ấy xảy ra cách nào được, vì...”. Thiên sứ đáp “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (câu 37). Rất nhiều điều con người tưởng không thể nào làm được thế mà Thiên Chúa vẫn làm được: Ngài đã làm cho Êlisabét son sẻ được có con, đã làm cho Đức Maria đồng trinh sinh ra Đấng Cứu Thế. Thiên Chúa cũng có thể làm nơi mỗi người chúng ta những việc trọng đại, miễn là chúng ta sẵn sàng để Ngài hoạt động trong chúng ta.

2. Mặc dù “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”, nhưng thường Thiên Chúa không làm một mình, Ngài thích có sự hợp tác của con người. Để cho Đấng Cứu Thế nhập thể, Thiên Chúa đã nhờ Đức Maria hợp tác. Và Đức Maria đã hợp tác bằng cách ngoan ngoãn để cho ơn Chúa hành động trong mình và qua mình: “Xin cứ làm cho tôi...”.

3. Một thanh niên kia có thói quen ngủ rất say, luôn cần có mẹ gọi mới thức dậy được. Sau khi tốt nghiệp, anh đi làm ở một chỗ xa nhà. Mẹ anh mua cho anh một chiếc đồng hồ báo thức. Ngày đầu tiên anh quên vặn đồng hồ trước khi ngủ nên đến sở làm trễ. Ngày thứ hai, anh nhớ vặn đồng hồ, nhưng sáng sớm khi nó reo thì anh đưa tay tắt bỏ, nên lại đi làm trễ. Và anh bị đuổi việc. Khi anh trở về gia đình, mẹ anh hỏi về chiếc đồng hồ. Anh đáp: Chiếc đồng hồ đó hoàn toàn vô dụng đối với con. Nó vô dụng là vì con không chịu dùng nó. Mẹ anh đáp. Bao nhiêu ơn Chúa ban cho ta cũng đều vô dụng nếu ta không xử dụng đến.

4. Lịch sử cứu độ thời Cựu Ước bắt đầu bằng một hành vi đức tin của Abraham. Ông được gọi là “cha của những kẻ tin”. Lịch sử cứu độ thời Tân Ước cũng bắt đầu bằng hành vi đức tin của Đức Mẹ. Đức Maria được gọi là “mẹ của những kẻ tin”. Lịch sử cứu độ của mỗi người cũng phải bắt đầu bằng hành vi đức tin của người đó.

5. “Sứ thần nói với cô Maria: Này Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu”. Cô Maria thưa với sứ thần: “Này tôi là nữ tì của Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền”. Một biến cố như cuồng phong chợt đến trong tâm tư người thôn nữ Nadarét, làm đảo lộn mọi dự tính, mọi ước mơ. Và có nguy cơ bị hiểu lầm, ruồng rẫy… Nhưng Mẹ Maria đã dám “Xin Vâng”, tin tưởng phó thác vào tình thương và sự tín trung của Thiên Chúa. Mẹ đã dám “Xin Vâng” và nhận mình là bé nhỏ, là thuộc về. Mẹ đã dám “Xin Vâng”, và nhận được sự bình an.

Tuổi trẻ luôn có nhiều ước mơ, hoài bão, tự xây cho mình nhiều kế hoạch để khẳng định chính mình, nên rất sợ những biến cố, những tai họa, vì chúng tạo ra những thay đổi, gây nên những thất bại và làm đổ bể mọi kế hoạch. Tôi lo lắng, sợ hãi vì chưa biết chấp nhận sự nhỏ bé của mình, chưa tin tưởng phó thác vào Tình yêu của Thiên Chúa, và chưa dám Xin Vâng như Mẹ Maria.

Lạy Mẹ Maria, xin dạy con biết Xin Vâng như Mẹ. Xin Vâng mỗi ngày trong suốt cuộc sống của con, để dù cuộc sống có như thác đổ, lòng con vẫn cứ bình an vì biết rằng Chúa luôn đồng hành với con.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, người ta thường nói rằng "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Xin cho chúng con luôn ý thức rằng: Niềm vui Giáng sinh không hệ tại ở ngoại cảnh, nhưng nằm ở trong chính tâm hồn chúng con. Từ đó, chúng con luôn sẵn sàng đổi mới tâm hồn mình luôn mau mắn giao hòa cùng Chúa và anh em.

Lạy Chúa Giêsu, trời mỗi ngày thêm lạnh hơn, không khí Noel có vẻ như tưng bừng nhộn nhịp lên. Nơi nơi tiếng hát mừng sinh nhật Chúa được vang xa bao trùm khắp không gian. Những cánh thiệp mừng sinh nhật Chúa được trao tặng nhau trong tình thương mến nồng nàn. Không gian và thời gian như đang hòa điệu với nhau để mang lại vẻ tươi vui nhộn nhịp cho ngày đại lễ. Lòng người cũng rộn lên niềm vui. Con người cũng muốn hòa chung niềm vui cùng vạn vật bằng sự sửa soạn từ tâm hồn đến thể xác những điều cần thiết cho niềm vui được trọn vẹn và bền vững. Xin cho chúng con luôn biết noi gương Ðức mẹ, biết kiên trì lắng nghe, cầu nguyện và suy niệm lời Chúa, để lời Chúa thực sự trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng con. Xin cho chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa trong mọi biến cố cuộc đời, bằng hai tiếng xin vâng với trọn niềm phó thác tin yêu. Xin cho mọi người đều nhận ra Chúa chính là hoàng tử bình an, là niềm vui đích thực để nhân loại cùng chung niềm vui mừng sinh nhật của Chúa, không chỉ bằng những nhộn nhịp bên ngoài, nhưng bằng một sự hoán cải nội tâm, ngõ hầu niềm vui và sự bình an của Chúa ngự trị nơi mọi tâm hồn.

Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết xin vâng như Mẹ. Xin vâng trong mọi hoàn cảnh. Xin vâng theo thánh ý Chúa để tâm hồn chúng con luôn bình an trong Chúa. Amen.


Ngày 19 Tháng 12, Tuần bát nhật chuẩn bị lễ Giáng Sinh

Lời Chúa: Lc 1,5-25
Thời vua Hêrôđê cai trị miền Giuđê, có một vị tư tế thuộc nhóm Avigia, tên là Dacaria; vợ ông là Êlisabét cũng thuộc dòng tộc tư tế Aharon. Cả hai ông bà đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì. Nhưng họ lại không có con, vì bà Êlisabét là người hiếm hoi. Vả lại, cả hai đều đã cao niên. 8Sau đây là chuyện xảy ra trong lúc ông đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa khi đến phiên của nhóm ông: Trong cuộc bắt thăm thường lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm được vào dâng hương trong Đền Thờ của Đức Chúa. 10 Trong giờ dâng hương đó, toàn thể dân chúng cầu nguyện ở bên ngoài.
11 Bỗng một sứ thần của Chúa hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. 12 Thấy vậy, ông Dacaria bối rối, và nỗi sợ hãi ập xuống trên ông. 13 Nhưng sứ thần bảo ông: "Này ông Dacaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Êlisabét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gioan. 14 Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời. 15 Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa. Rượu lạt rượu nồng em sẽ đều không uống. Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần. 16 Em sẽ đưa nhiều con cái Ítraen về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ. 17 Được đầy Thần Khí và quyền năng của ngôn sứ Êlia, em sẽ đi trước mặt Chúa, để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa." 18 Ông Dacaria thưa với sứ thần: "Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già, và nhà tôi cũng đã lớn tuổi." 19 Sứ thần đáp: "Tôi là Gáprien, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông. 20 Và này đây ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi." 21 Dân chúng đợi ông Dacaria, và lấy làm lạ sao ông ở lại trong cung thánh lâu như thế. 22 Lúc đi ra, ông không nói với họ được, và dân chúng biết là ông đã thấy một thị kiến trong cung thánh. Còn ông, ông chỉ làm hiệu cho họ và vẫn bị câm.
23 Khi thời gian phục vụ ở Đền Thờ đã mãn, ông trở về nhà. 24 Ít lâu sau, bà Êlisabét vợ ông có thai, bà ẩn mình năm tháng. 25 Bà tự nhủ: "Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời."
"Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời." (Lc 1,25)
                                                             Suy niệm:
A. Phân tích

Bài Phúc Âm hôm nay giới thiệu hoàn cảnh sinh ra nhân vật thứ hai sẽ dọn đường cho Chúa Cứu Thế: Gioan Tiền Hô.

1. Ông Dacaria và bà Êlisabét được trình bày theo hình ảnh của những tổ phụ thời Cựu Ước: công chính, tuân giữ mọi đều răn và mệnh lệnh Thiên Chúa, nhưng son sẻ và cao niên cũng như Abraham, Sara; cha mẹ của Samson; cha mẹ của Samuel… Do đó có thể nói hai ông bà là đại diện cho Cựu Ước.

2. Đứa con mà họ sẽ sinh ra cũng là đại diện của Cựu Ước: Gioan được mô tả như các ngôn sứ, được Thiên Chúa gọi ngay từ lòng mẹ, chính Thiên Chúa đặt tên cho, rượu lạt rượu nồng đều không uống, đầy Thần Khí và uy quyền của ngôn sứ. Gioan sẽ thay mặt Cựu Ước để giới thiệu Đức Giêsu của Tân Ước.

3. Việc sinh con trong hoàn cảnh son sẻ tuổi già của các nhân vật Cựu Ước và của vợ chồng Dacaria chuẩn bị cho cuộc sinh ra đặc biệt của Chúa Giêsu, bởi vì “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” (Lc 1,37)

B. Suy niệm

1. Theo cái nhìn đức tin, và trong chương trình cứu rỗi của Chúa, mỗi người sinh ra đều có một ơn gọi, một sứ mệnh. Xin Chúa cho con nhìn ra và xác tín ơn gọi, sứ mệnh của con hôm nay. Xin Chúa cho con cũng nhìn ra và quý trọng ơn gọi, sứ mệnh của anh chị em đang sống bên con, nhất là sứ mệnh dọn đường cho Chúa đến.

2. Việt Nam ta có một truyện cổ nói lên niềm tin dân gian vào sứ mệnh, vào số mệnh của từng con người trên đời. Nhà kia có ba cậu con trai. Một cậu nổi tiếng là ‘phá gia chi tử’, tiêu xài phung phí, phá của. Cậu khác quanh năm làm ăn quần quật, không dám tiêu xài một xu nào. Cậu thứ ba tuy không phá của nhưng cũng chẳng chịu làm gì hết. Một ngày nọ ba cậu đều hấp hối. Trước khi chết ba cậu lần lượt nói rõ lý do tại sao mình sắp chết. Cậu ‘phá của’ nói rằng nhà này (ý nói cha mẹ cậu) kiếp trước nợ nần tôi nên kiếp này tôi đầu thai vô để đòi nợ. Nay đòi xong, tôi ra đi. Cậu ‘làm quần quật’ nói rằng kiếp trước tôi mắc nợ nhà này, nay đầu thai để trả nợ, đã trả xong nay tôi ra đi. Còn cậu cuối cùng nói rằng tôi chẳng dính dáng nợ nần gì với nhà này. Tôi đầu thai vô đây để làm nhân chứng. Nay chứng kiến hai đứa kia đã đòi xong nợ, đã trả hết nợ, vậy tôi ra đi. Chúng ta không tin vào quan niệm đầu thai để đi vào một định mệnh nghiệt ngã, nhưng chúng ta tin vào một sứ mệnh riêng, có tính cách mời gọi và thôi thúc, mà Chúa gửi gắm cho mỗi người chúng ta.

3. Dacaria bị câm nín một thời gian sau đó hát lên bài ca nổi tiếng Benedictus. Đời sống đạo của ta cũng có thể có nét gì tương tự như vậy. Sau những thử thách, sau những gian khổ nghiền ngẫm, sau mùa đông… sẽ là niềm hân hoan an bình, sẽ là bài ca chúc tụng, sẽ là những bông hoa tươi đẹp… nếu ta biết vững niềm tin cậy phó thác vào tình thương của Chúa.

4. “Một sứ thần hiện ra với Dacaria và bảo: “Bà Êlisabét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai và ông phải đặt tên cho con là Gioan.” Dacaria thưa rằng: “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già mà nhà tôi cũng đã lớn tuổi.” (Lc 1,13.18)

Cô Isabelle 19 tuổi, nữ sinh viên người Pháp, đã cảm thấy “Thiên Chúa không còn là Thiên Chúa nữa”, vì sau những đau khổ, mất mát xảy đến với cô, Thiên Chúa đã“ngoảnh mặt làm ngơ.” Cô không còn thiết sống nữa. Nhưng chính trong bước đường cùng ấy, theo lời khuyên của một người bạn, cô đã “đến và ở lại với Chúa,” và cô đã cảm nghiệm được lòng nhân từ của Người, đến nỗi có thể thốt lên như thánh Phaolô: “Không gì có thể tách tôi ra khỏi Tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Kitô.”

Cuộc sống đã hơn một lần khiến tôi cảm thấy không biết phải dựa vào đâu để tin vào Thiên Chúa và chấp nhận những gì xảy đến cho tôi. Cũng như ông Dacaria và cô Isabelle, trước những thách đố của cuộc sống, tôi cũng cảm thấy bối rối, lo âu, không biết nương nhờ ai để có thể đứng vững.

Lạy Chúa, xin cho con biết đến và ở lại với Chúa, tìm và gặp nơi Ngài chỗ nương thân.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đã đến lần thứ nhất, đã nhập thế làm người và qua đó trao ban cho chúng con niềm vui ơn cứu độ. Chúng con thực sự vui mừng vì có Chúa ở cùng chúng con. Chúng con thật hạnh phúc vì có Chúa luôn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa đến và lưu lại trong tâm hồn chúng con. Chúng con xin hết lòng cảm tạ, tri ân tình yêu cao sâu mà Chúa đã dành cho chúng con.

Vâng, lạy Chúa, tình yêu đó hôm nay Chúa đã dành cho gia đình Dacaria. Chúa đã viếng thăm gia đình ông. Chúa đã tỏ lòng thương xót gia đình ông qua món quà vô giá là đứa con được sinh ra trong lòng thương xót của Chúa. Xin cho các gia đình trẻ hôm nay biết yêu mến sự sống là quà tặng của Chúa. Xin cho họ biết quảng đại đón nhận con cái là hồng ân Chúa ban. Xin đừng để tính ích kỷ, thói hưởng thụ khiến họ loại trừ mầm sống nơi các thai nhi vô tội. Xin cho các quốc gia trên toàn thế giới biết tôn trọng sự sống của con người để luôn dùng luật pháp mà bảo vệ sự sống chứ không bóp chết sự sống như một số quốc gia vẫn làm.

Lạy Chúa, Chúa là Đấng giàu lòng xót thương. Xin thương ban cho chúng con tâm hồn bình an, thân xác khỏe mạnh. Xin bồi bổ tâm hồn chúng con bằng ân sủng và tình thương của Chúa. Amen.


Ngày 18 Tháng 12, Tuần bát nhật chuẩn bị lễ Giáng Sinh

Lời Chúa: Mt 1,18-24
18 Sau đây là gốc tích Chúa Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ."22 Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: 23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta." 24 Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.
"Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà." (Mt 1,24)
Suy niệm:

A- Phân tích

Bài Phúc Âm hôm nay giới thiệu nét thứ hai của Chúa Cứu Thế sắp sinh ra: Ngài là Emmanuel, Thiên Chúa ở với loài người (c.23). Bài Phúc Âm cũng giới thiệu một người đóng vai trò tích cực cho việc Ngài sinh ra: Thánh Giuse.

1. Phần đóng góp của Thánh Giuse vào công trình nhập thể của Chúa Giêsu là:

a/ Cho Chúa Giêsu một tư cách pháp lý là con cháu Đavít, nhờ thế thực hiện đúng lời Thiên Chúa đã hứa xưa từ thời Cựu Ước c.20b: “Này ông Giuse, là con cháu Đavít”; c.21 “Ông sẽ đặt tên cho con trẻ”: Thánh Giuse đặt tên cho Chúa Giêsu nghĩa là nhận Chúa Giêsu là con mình theo pháp lý.
b/ Bao bọc Mẹ Maria và Chúa Giêsu: c.20c “Đừng ngại đón Maria về"; c.24 “Khi tỉnh giấc, Giuse làm như lời sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà”; c.25 “và ông đặt tên cho con trẻ là Giêsu.”

2. Về ý định ban đầu, Thánh Giuse muốn bỏ đi cách âm thầm kín đáo, các chuyên viên Thánh Kinh còn chưa nhất trí nhau ở một số chi tiết. Nhưng mọi người đều nhất trí về động cơ hướng dẫn mọi hành động của thánh Giuse (ý định ban đầu, và quyết định ở lại sau đó), đó là vì “Giuse là người công chính.” Một giải thích rất đáng lưu ý là: Ban đầu, Giuse biết mình không phải là cha của đứa bé nên vì công chính mà không dám nhận quyền làm cha, bởi đó định âm thầm ra đi (Công chính=không xâm phạm quyền lợi của người khác); sau đó khi biết ý Thiên Chúa muốn mình bảo bọc Đức Maria và Chúa Giêsu thì, cũng vì công chính nên Ngài đã ở lại (Công chính=thi hành ý Thiên Chúa).

3. Chúa Giêsu là Đấng Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.” Tuy là Thiên Chúa, nhưng vì yêu thương loài người, Ngài đã nhập thể sống chung với loài người, bất chấp mọi nghèo nàn, túng thiếu, hèn hạ, khổ sở... Yêu thương là chia vui sẻ buồn, chia sẻ thân phận...

B- Suy gẫm

1. Emmanuel “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”: Chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm nhập thể và nhập thế của Đức Giêsu Kitô. Muốn cứu người, không phải chỉ đứng xa chỉ tay năm ngón, hoặc vẽ kế hoạch rồi cho người khác thực hiện. Nhưng là chia sẻ thân phận, đồng hành, và cuối cùng là chịu thiệt vào thân, leo lên cây Thập Giá. Thập Giá là bước cuối cùng của nhập thể và nhập thế của Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa, xin dạy con biết dấn thân phục vụ như Chúa.

2. Giuse đã thay đổi kế hoạch của mình để theo ý Chúa. Những nhận định và tính toán của ta, dù đầy thiện chí, nhiều khi lại không hợp với chương trình và ý định của Thiên Chúa. Người công chính là người biết bỏ ý riêng, biết thi hành ý Chúa, biết sống lời Fiat như Mẹ Maria, biết sống câu “Xin đừng theo ý con, nhưng theo ý Cha”như Chúa Giêsu.

3. Với con mắt người đời, tình yêu của đôi nam nữ Giuse và Maria xem ra chỉ là chuyện bình thường. Nhưng với kế hoạch của Thiên Chúa, với sự quảng đại đáp trả ơn Chúa gọi, Mẹ Maria và Thánh Giuse đã góp phần cộng tác vào chương trình cứu độ của Chúa. Lạy Chúa, xin cho con biết dùng tình cảm và tình yêu của con để phục vụ Nước Chúa.

4. “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như thiên thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.” (Mt 1,24)

Tên thánh của tôi là Giuse. Tôi rất tự hào về điều đó và thường tự hỏi “Mình phải làm thế nào để trở nên giống thánh bổn mạng?” Thánh Giuse đã làm như thiên thần dạy là đón nhận Đức trinh nữ Maria. Ngài chấp nhận cuộc sống âm thầm để phục vụ Mẹ Maria và Chúa Giêsu. Còn tôi thì sao? Một lần, tôi nhờ mẹ giặt hộ một bộ quần áo để đi dự tiệc. Vì bận việc, mẹ tôi đã quên. Tôi cằn nhằn và bỏ luôn buổi tiệc… Ngay cả chuyện nhỏ như vậy mà tôi chưa sẵn sàng vui vẻ đón nhận thì kể gì đến những chuyện lớn lao.

Xin Thánh Giuse dạy con biết khiêm tốn đón nhận và thực thi ý Chúa cách trọn vẹn như Ngài.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, qua việc nhập thể làm người Chúa đã mang ơn thánh hóa đến cho nhân trần chúng con. Chúa làm người cho con người làm con Thiên Chúa. Đây là ân huệ vô cùng cao quý mà Chúa đã dành cho chúng con. Chúng con xin hết lòng tri ân cảm tạ Chúa. Tạ ơn Chúa đã yêu thương chúng con. Tạ ơn Chúa đã mang thân phận con người để nâng loài người chúng con lên làm con Thiên Chúa. Xin giúp chúng con luôn biết mở rộng lòng đón rước Chúa mỗi ngày, để Chúa ở cùng chúng con sẽ mang lại cho chúng con niềm vui và sự hoan lạc tràn ngập tâm hồn.

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, có Chúa ở cùng chúng con là một hồng ân vô giá mà Chúa dành cho chúng con. Quả thực, đâu còn gì hạnh phúc hơn khi được chính Chúa cùng chia sẻ vui buồn trong những thăng trầm của cuộc đời chúng con. Sự hiện diện của Chúa như người cha luôn mang lại cho con cái niềm tin, nghị lực, sức phấn đấu và sự ủi an. Xin giúp chúng con biết học nơi Mẹ Maria thái độ lắng nghe, cầu nguyện để nhận ra ý Chúa trong từng biến cố của cuộc đời. Xin giúp chúng con luôn quảng đại dấn thân cho ý Chúa được thực hiện như thánh Giuse đã quảng đại đón nhận Mẹ Maria về làm bạn của mình. Xin giúp chúng con cũng biết đón nhận ý Chúa bằng hai tiếng xin vâng với trọn lòng yêu mến như Mẹ Maria.

Lạy Chúa, xin dùng chúng con như khí cụ của Chúa để công việc và thánh ý Chúa được nên trọn trong cuộc đời hôm nay. Amen.


Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013



Thứ Hai sau Chúa Nhật III Mùa Vọng

Lời Chúa: Mt 21,23-27

23 Một hôm, Đức Giê-su vào Đền Thờ, và trong khi Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi : "Ông lấy quyền nào mà làm các điều ấy ? Ai đã cho ông quyền ấy ?" 24 Đức Giê-su đáp : "Còn tôi, tôi chỉ xin hỏi các ông một điều thôi ; nếu các ông trả lời được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. 25 Vậy, phép rửa của ông Gio-an do đâu mà có ? Do Trời hay do người ta ?" Họ mới nghĩ thầm : "Nếu mình nói : "Do Trời", thì ông ấy sẽ vặn lại : "Thế sao các ông lại không tin ông ấy ?" 26 Còn nếu mình nói : "Do người ta", thì mình sợ dân chúng, vì ai nấy đều cho ông Gio-an là một ngôn sứ." 27 Họ mới trả lời Đức Giê-su : "Chúng tôi không biết." Người cũng nói với họ : "Tôi cũng vậy, tôi không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy."

"Nếu các ông trả lời được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy." (Mt 21,24)

Suy niệm:

1. Chúa Giêsu bị chất vấn:

- Ai chất vấn? “Các thượng tế và kỳ mục” (c. 23). Mc 11,27 còn kể thêm các kinh sư. Như thế, những người chất vấn Chúa Giêsu gồm đủ 3 thành phần của Thượng Hội Đồng Do Thái giáo, tức là những lãnh tụ cao cấp nhất của Đạo.

- Chất vấn về điều gì? Về quyền của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã đuổi những người buôn bán (phía trước, câu 12-13), đã chữa bệnh (câu 14) và nay đang giảng dạy (câu 23). Và tất cả những việc đó Ngài lại làm ngay trong Đền thờ, tức là ở một nơi chính thức nhất, nơi mà người ta coi là lãnh địa riêng của những lãnh tụ tôn giáo Do Thái. Ngài không phải là tư tế, không phải là kỳ mục và cũng không phải là kinh sư. Tại sao Ngài làm những việc đó, và làm ngay trong Đền thờ?

- Động cơ của việc chất vấn: không phải chất vấn để tìm cho biết sự thật, mà chất vấn để bắt lỗi.

2. Phản ứng của Chúa Giêsu:

Chúa Giêsu không trả lời mà hỏi ngược lại những kẻ chất vấn Ngài. Làm như thế, không phải là Ngài muốn tránh né vấn đề, mà là Ngài muốn họ suy nghĩ về một vấn đề căn bản hơn: chỉ vì ganh ghét nên họ đã không đón nhận lời rao giảng của Gioan và Chúa Giêsu. Nay họ phải suy nghĩ kỹ xem sứ mạng của Gioan và Ngài là do đâu: có phải do tham vọng cá nhân hay do chính Thiên Chúa?

3. Kết cuộc: Họ không chịu suy nghĩ (vì không thích suy nghĩ vấn đề đó) nên đáp là không biết. Chúa Giêsu thấy họ không có thiện chí nên cũng không trả lời câu hỏi của họ.

1, Câu hỏi của Chúa Giêsu khiến các thượng tế và kỳ mục phải bối rối. Sự bối rối đó vạch trần lòng dạ cố chấp của họ không muốn tìm hiểu sự thật. Sự thật về phép rửa của Gioan chỉ thuộc một trong hai trường hợp: hoặc do Thiên Chúa hoặc do loài người. Nhưng họ không muốn tìm hiểu và không muốn trả lời. Nếu họ chịu tìm hiểu thì họ đã có câu trả lời và đã dám trả lời. Nhiều khi vì không muốn bỏ đi một thành kiến, chúng ta cũng không chịu khó tìm hiểu nên cũng rơi vào thái độ cố chấp tới nỗi mù quáng như vậy.

2, Có một số điều ta không thích nghĩ tới và không muốn đặt lại vấn đề, vì nếu làm thế thì ta phải sắp xếp lại cuộc sống, có thể phải từ bỏ những thói quen đã thành nếp, có thể phải khởi sự lại từ đầu. Thí dụ: cuộc sống hiện nay của tôi với những tương giao, những tham vọng, những thói quen... có gì không ổn không? Có gì phải sửa đổi? Có gì phải từ bỏ? Phải cố gắng thêm gì?... Ta không muốn nghĩ tới để ta có thể tiếp tục an phận. Nhưng Lời Chúa hôm nay mời ta can đảm đặt lại vấn đề. Có như thế ta mới đi đúng hướng và đời ta mới tốt đẹp hơn.

3, Bài đọc I là một câu chuyện rất hay nhắc nhớ chúng ta nên thoát khỏi thành kiến cố chấp, thoát khỏi danh lợi thú đang bịt mắt ta, và hãy nhìn ra sự thật: Balaam là một thày bói ngoại giáo rất nổi tiếng. Ông được kẻ thù của dân Do Thái ba lần thuê mướn với lễ vật hậu hỹ để ông đi trù ẻo người Do Thái. Cả ba lần ông đi đều bị con lừa của ông phá đám không cho thực hiện. Ông đánh nó, Chúa cho nó biết nói mắng lại ý đồ đen tối và sự tham lam của ông. Cuối cùng ông nhận ra sự thật và đi đến doanh trại người Do Thái để tuyên sấm ca tụng họ như nội dung của bài đọc một. Ông tiên báo một vì sao sáng sẽ mọc lên, một Phủ việt của nhà vua sẽ xuất hiện: Đức Giêsu Kitô.


Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giê-su, Chúng con tin thờ Chúa là Thiên Chúa của chúng con. Uy quyền của Chúa vẫn trường tồn và bất biến qua mọi thời gian. Uy quyền của Chúa vẫn biểu lộ trên cuộc đời chúng con qua biết bao ơn lành hồn xác và qua những biến cố quan trọng trong cuộc đời chúng con. Chúng con xin tri ân cảm tạ Chúa. Xin giúp chúng con biết nhìn nhận uy quyền của Chúa và sống tin yêu vào Chúa.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, ở đời chúng con thích khám phá sự thật. Chúng con cũng ưa thích con người chân thật. Chúng con ghét sự giả dối. Chúng con thích tấm lòng hơn là những hình thức bên ngoài. Nhưng Chúa ơi, sao chúng con lại khó sống chân thật với bản thân của mình. Chúng con thích đóng bộ áo giả dối vào con người của mình. Chúng con tìm cách che đậy sự thật. Chắc Chúa cũng buồn với chúng con như Chúa đã từng đau đớn về thái độ sống giả dối của các biệt phái năm xưa. Chắc Chúa cũng không vui vì những lệch lạc về những giá trị của chân thiện mỹ khiến chúng con đang đánh mất dần tính bổn thiện trong con người chúng con. Xin tha thứ cho chúng con. Xin giúp chúng con canh tân sửa đổi cho phù hợp với giáo huấn của Chúa.

Lạy Chúa, xin cho chúng con một tấm lòng sám hối chân thành để chúng con biết quay trở về với đường ngay nẻo chính. Xin Chúa luôn hướng dẫn bước đường chúng con đi trong chân lý vẹn tuyền. Amen.

Ngày 17 Tháng 12, Tuần bát nhật chuẩn bị lễ Giáng Sinh

Lời Chúa: Mt 1,1-17

1 Đây là gia phả Chúa Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Ápraham: 2 Ông Ápraham sinh Ixaác; Ixaác sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em ông này; 3 Giuđa ăn ở với Tama sinh Perét và Derác; Perét sinh Khétxơron; Khétxơron sinh Aram; 4 Aram sinh Amminađáp; Amminađáp sinh Nácson; Nácson sinh Xanmôn; 5 Xanmôn lấy Rakháp sinh Bôát; Bôát lấy Rút sinh Ôvết; Ôvết sinh Giesê; 6 ông Giesê sinh Đavít. Vua Đavít lấy vợ ông Urigia sinh Salômôn 7 Salômôn sinh Rơkhápam; Rơkhápam sinh Avigia; Avigia sinh Axa; 8 Axa sinh Giơhôsaphát; Giơhôsaphát sinh Giôram; Giôram sinh Útdigia; 9 Útdigia sinh Giotham; Giotham sinh Akhát; Akhát sinh Khítkigia; 10 Khítkigia sinh Mơnase; Mơnase sinh Amôn; Amôn sinh Giôsigia; 11 Giôsigia sinh Giơkhongia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Babylon. 12 Sau thời lưu đày ở Babylon, Giơkhongia sinh Santiên; Santiên sinh Dơrúpbaven; 13 Dơrúpbaven sinh Avihút; Avihút sinh Engiakim; Engiakim sinh Ado; 14 Ado sinh Xađốc; Xađốc sinh Akhin; Akhin sinh Êlihút; 15 Êlihút sinh Elada; Elada sinh Mátthan; Mátthan sinh Giacóp; 16 Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Chúa Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô. 17 Như thế, tính chung lại thì: từ tổ phụ Ápraham đến vua Đavít, là mười bốn đời; từ vua Đavít đến thời lưu đày ở Babylon, là mười bốn đời; và từ thời lưu đày ở Babylon đến Đức Kitô, cũng là mười bốn đời.

"Giacóp sinh Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Chúa Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô." (Mt 1, 16)

Suy niệm:

A- Phân tích

Bảng gia phả của Chúa Giêsu tuy chỉ là một danh sách những tên tuổi, nhưng cho thấy ý nghĩa của việc Chúa Giêsu nhập thế:

- Ngài đã thực sự đi vào lịch sử loài người với những thăng trầm của nó.
- Ngài chấp nhận làm con cháu của những người phàm, trong đó có cả những người tội lỗi.
- Nhưng chính nhờ việc nhập thế đó, Ngài mới cứu chuộc được lịch sử và loài người.

B- Suy gẫm

1. Bắt đầu từ hôm nay 17-12 cho đến 24-12, Giáo hội dành ra tuần bát nhật trước lễ Giáng Sinh, trong đó: các bài đọc trong Thánh lễ được tuyển chọn cách đặc biệt để chuẩn bị gần cho Lễ Giáng sinh và giới thiệu những nhân vật có liên hệ trực tiếp tới cuộc giáng sinh này. Bài Phúc Âm hôm nay trình bày Đấng sắp sinh ra là Con Thiên Chúa nhập thế đi vào lịch sử loài người để cứu rỗi loài người.

2. Cứu một người sắp chết đuối bằng cách từ trên bờ thảy cho người đó một chiếc phao dĩ nhiên không có ý nghĩa cho bằng chính mình nhảy xuống nước kéo người đó lên.

3. Trong số các tổ tiên của Chúa Giêsu có những người tội lỗi, như “Ông Giuđa ăn ở với bà Tama” (c. 3), “vua Đavít lấy vợ ông Uria sinh ra vua Salômôn” (c. 5b) v.v... Như thế kẻ lỡ phạm tội không hẳn là hoàn toàn mất đi, kẻ tội lỗi vẫn có chỗ đứng trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa.



Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin rằng Chúa đang hiện diện trong tâm hồn chúng con. Chúa viếng thăm linh hồn chúng con qua hình bánh đơn sơ bé mọn. Chúa lưu lại trong chúng con bằng ơn thánh qua bí tích Thánh Thể. Chúng con thật hạnh phúc vì được đón nhận quà tặng vô giá là chính Chúa ở với chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Chúng con xin tri ân và cảm tạ Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, chúng con thật hạnh phúc được sinh ra trong đức tin của Hội Thánh. Đức tin đó được chính Chúa nuôi dưỡng và củng cố qua suốt lịch sử cứu độ. Nhưng Chúa ơi, đức tin của chúng con cũng có lúc tăm tối như Abraham và cũng trải qua biết bao thử thách như Môsê. Cuộc đời đâu mấy khi bình yên. Sóng gió, thử thách, gian nan, lận đận vẫn cuốn vào kiếp người chúng con. Có những lúc chúng con muốn buông trôi theo dòng đời. Có những lúc chúng con hụt hẫng mất niềm tin vào sự quan phòng của Chúa. Xin tha thứ cho những lầm lỗi của chúng con. Xin ban cho chúng con đức tin kiên vững để vượt qua những thử thách gian nguy. Xin cho chúng con một lòng trung tín vào Chúa cho dẫu dòng đời có xô đẩy bởi biết bao khốn khó tư bề.

Lạy Chúa, Chúa luôn có chương trình cho từng cuộc đời chúng con. Xin giúp chúng con luôn tin tưởng, phó thác cậy trông vào Chúa. Xin giúp chúng con luôn đọc ra ý Chúa trong từng biến cố cuộc đời chúng con. Amen.


lược sử giáo họ Giữa Hiền, xứ Hiền Quan


                               Giáo họ Giữa Hiền


Giáo họ Giữa Hiền là một họ giáo thuộc về xứ Hiền Quan. Địa chỉ: khu 5, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

I. Giai đoạn hình thành

Nguồn gốc là do một nhóm người ki tô hữu ở Bãi Vàng - Hà Đông lên làm ăn sinh sống cùng định cư rồi lập nên giáo họ vào khoảng năm 1897, do cha già Phêrô Hảo thành lập với tước hiệu nhà thờ thánh Giuse, bổn mạng vào ngày 19/3. Vì nằm ở miền đất giữa xã Hiền Quan nên giáo họ mang tên miền đất (ở Giữa) và chữ đầu của tên xã (Hiền Quan), nên giáo họ mang tên gọi Giữa Hiền như ngày nay.

Năm thành lập, giáo họ chỉ có khoảng 30 nhân danh với 8 gia đình. Ban đầu nhà thờ giáo họ được làm bằng tre và lợp lá tạm để bà con mấy gia đình lấy nơi đọc kinh hàng ngày trên mảnh đất nhỏ nhà bà Mến thuộc khu 5 hiện nay.

II. Quá trình phát triển

Sau 6 năm thành lập, năm 1903 giáo họ đã có 197 nhân danh và lúc này là cha già phêrô Ái coi sóc xứ hiền quan. Vì nhà thờ cũ trật trội lại không năm ở trung tâm xóm giữa, nên cha Ái sắp xếp với gia đình ông phó Hịu và ông Bách bán cùng đổi đất được 200 m2 và chuyển nhà thờ về nơi hiện nay.

Cũng nhờ sự chuyển nhà thờ này mà cha già Ái đã vận động bà con trong giáo họ đào đất, nung gạch, lại được sự trợ giúp của ông Nguyễn Văn Tuần (quan Tuần phủ) là người của giáo họ xây dựng nhà thờ mới bắt đầu khởi công từ năm 1903 -1923 thì khánh thành với nhà thờ có diện tích là 367 m2. Nhà thờ này được sử dụng đến năm 1997, qua các đời cha xứ về phục vụ là cha Phaolô Nguyễn siêu Việt, giuse Nguyễn Văn Đông, Phêrô Phùng Văn Tôn. Vì nhà thờ này hư hỏng nặng, nên cha xứ Phùng Văn Tôn đã lo liệu và xây nên nhà thờ mới như hiện nay, nhà thờ mới này được khánh thành vào năm 1998, với diện tích 628 m2, với dân số là 628 nhân danh. Khuôn viên nhà thờ cũng được mở rộng dần dần, thời cha Giuse Nguyễn Văn Đông liên hệ được gia đình ông Đường dâng cúng cho đất và đời cha Phêrô Phùng Văn tôn mua đất và đổi cho gia đình ông Trấn, hiện nay khuôn viên nhà thờ đã rộng 5.623 m2. Có nhà giáo lý và khuôn viên rộng đủ sinh hoạt.

III. Sinh hoạt giáo dân

Hiện tại mọi sinh hoạt của giáo họ có đọc kinh trừa và kinh tối, trừ những buổi có lễ ở các họ khác trong giáo xứ Hiền Quan. Mùa chay có ngắm trưa và tối tại nhà thờ.

nhân danh có 628; với 137 hộ gia đình.

Có hội Mân Côi, Hội Giuse, hội Caritas, ca đoàn và ban giáo lý viên

IV. Trưởng ban hành giáo các nhiệm kỳ (ông trùm họ)

- Giuse Nguyễn Văn Niên 1897- 1903

- Giuse Đặng Văn Hiên 1904- 1910

- Giuse Đặng Văn Quang 1911- 1916

- Giuse Đặng Văn Hài 1917 – 1922

- Giuse Nguyễn Văn Tư 1923 – 1930

- Giuse Nguyễn Văn Điểm 1931 – 1936

- Giuse Nguyễn Văn Tình 1937- 1945

- Giuse Nguyễn Văn Đường 1946- 1954

- Giuse Đỗ Văn Da 1955 -1963

- Giuse Đặng Văn Cường 1964- 1970

- Giuse Nguyễn Văn Đĩnh 1971 – 1977

- Giuse Đặng Văn Ngẫm 1978- 1982

- Giuse Nguyễn Văn Trình 1983-1986

- Giuse Đặng Văn Chi 1987-1989

- Giuse Nguyễn Văn Duyệt 1990 -1993

- Giuse Đặng Văn Hình 1994 – 1996

- Giuse Nguyễn Ánh Hồng 1997 – 2004

- Giuse Đặng Văn Cương 2005- 2007

- Giuse Đặng Ngọc Chí 2008- 2011

- Giuse Nguyễn Văn Thuận 2012-2016.

V. Những linh mục tu sĩ xuất thân từ giáo họ

1, Lm Giuse Nguyễn Văn Hạnh

2, các Sr khấn trọn

1 Sr Nguyễn Thị Ưa (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

2 Sr Nguyễn Thị Khoa (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

3 Sr Đặng Thị Thao (Đaminh Tam Hiệp)

4 Sr Đặng Thị Phúc (Thừa Sai Bác Ái)

5 Sr Nguyễn Thị Sức (Đa Minh Lạng Sơn)

6 Sr Nguyễn Thị Nhiên (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

7 Sr Dư Thị Kiều (Bác Ái Bình Triệu)

8 Sr Dư Thị Tuyền (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

9 Sr Trần Thị Nhung (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

10 Sr Đặng Thị Lĩnh (Nữ Tử Bác Ái)

11 sr Đặng Thị Nam (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

12 Sr Đỗ Thị Lan (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

3, các Sr khấn tạm

1 Sr Dư Thị Phương (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

2 sr Trần Thị Phương (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

3 sr Nguyễn Thị Tập (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

4 sr Nguyễn Thị Hoa (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

5 sr Đặng Thị Tình (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

6 sr Nguyễn Thị Hà (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

7 sr Đặng Thị Quý (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

8 sr Nguyễn Thị Lễ (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

9 sr Đặng Thị Kế (con Đức Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu)

4, các đệ tử nhà dòng

1 Nguyễn Thị Mai (Đaminh Lạng Sơn)

2 Nguyễn Thị Huyền (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

3 Dư Thị Thảo (Đức Bà Truyền Giáo)

4 Đỗ Thị Hồng (Đức Bà Truyền Giáo)

5 Đặng Thị Hà (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

6 Nguyễn Thị Thu (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

5, các chủng sinh và các thầy dòng nam đã khấn tạm

1 thầy Giuse Nguyễn Quốc Thịnh (giáo phận Hưng Hóa)

2 Thầy Giuse Nguyễn Văn Hòa (Giáo phận Hưng Hóa)

3 Thầy giuse Đặng Văn Quý (Thừa Sai Đức Tin)

4 Thầy Giuse Đặng Văn Tấn (Thừa Sai Bác Ái Vinh)

6, đệ tử dòng nam và các chú

1 Nguyễn Văn Hiểu (Thừa Sai Đức Tin)

2 Đặng Văn Minh (Thừa Sai Đức Tin)

3 Đặng Văn Dũng

4 Nguyễn Văn Lục

7, Các hội đoàn

a. Hội gia trưởng (Giuse)

Hội Giuse Giữa Hiền

I. Giai đoạn hình thành

Vào năm 1993, cha Giuse Nguyễn Văn Đông chính thức thành lập hội Thánh Giuse vào ngày 19/3, đây là hội thành lập trước nhất của cả xứ.

II. Tôn chỉ và mục đích

Hội để yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau, thăm hỏi khi ốm đau hoặc khi gặp rủi do, cùng noi gương thánh Cả Giuse cùng đời sống gia đình của Ngài là cột trụ gia đình.

Mỗi hội viên là một gương mẫu trong gia đình, trong hội đoàn. Mỗi hội viên lần 1 trục kinh Mân Côi liên tiếp thành cả tràng kinh Mân Côi. Mỗi ngày hội viên tự nguyện thánh hóa bản thân và gia đình.

Mỗi hội viên phải chấp hành nội quy của hội, đóng 15.000đ/ 1năm, tham gia sinh hoạt chung của cả hội thường niên 3 kỳ:

- Trước lễ quan thầy 19/3 hàng năm

- Trước lễ Hiện Xuống hàng năm

- Trước lễ Giáng Sinh hàng năm

Hội viên phải vui vẻ làm một việc tông đồ bác ái khi được ban chấp hành phân công.

Ban chấp hành cũng như hội viên sẵn sàng mạnh dạn giúp đỡ khi hội viên nào mắc sai lầm, khuyết điểm, nhất là những bất hòa nơi các gia đình. là hội viên không cờ bạc, không nghiện hút, không bình luận, nói những chuyện mất đoàn kết.

Khi bố hay mẹ hai bên của hội viên qua đời thì hội đến phúng viếng chia sẻ. nếu chính hội viên qua đời thì mỗi hội viên đóng góp tiền hay gạo trị giá bằng (0,5 kg gạo), mang đến nhà hội viên qua đời để giúp đỡ cùng phải xin cho hội viên 1 lễ, và đọc kinh tại nhà tang 3 tối.

Cứ 3 năm bầu ban chấp hành mới.

III. Giai đoạn phát triển

Từ 1993 -1997, cha xứ Phê rô Phùng Văn Tôn cũng gia nhập là thành viên của hội, nên thành viên của hội ngày một gia tăng thêm và hoạt động đều dặn.

IV. Tổ chức và thực hiện

Ban chấp hành gồm 5 người: 1trưởng, 2 phó, 1 thư ký và 1 thủ quỹ.

Thứ tư đầu tháng, hội chầu Thánh Thể, và tham gia hai kỳ thi kinh bổn của xứ tổ chức.

Năm 2012, họp tổng hội và quyết định nâng tiền đóng góp quỹ lên 30.000đ. Số tiền quỹ này để sinh hoạt hội cùng để ủng hộ giáo họ làm bác ái.

V. Ban chấp hành qua các nhiệm kỳ (trưởng hội)

Năm 1993 có 78 hội viên, năm 2013 đã có 148 hội viên.

- Giuse Đặng Văn Chắt 1993-1997

- Giuse Đỗ Văn Nội 1997-2000

- Giuse Đặng Văn Chắt 2000-2007

- Giuse Nguyễn Văn Kim 2007-2011

- Giuse Đặng Văn Cương 2011-2014



b. Hội Mân Côi

Hội Mân Côi - Giữa Hiền



I. Giai đoạn hình thành

Năm 1996, được cha chánh xứ Phê rô Phùng Văn Tôn chính thức thành lập hội Mân Côi của giáo họ Giữa Hiền

II. Mục đích

Để cải thiện đời sống cùng siêng năng lần hạt. mỗi người hàng ngày đọc 10 kinh Mân Côi, liên kết thành từng tràng để cầu nguyện cho nhau khi còn sống cũng như khi đã qua đời.

III. Giai đoạn phát triển

Thời kỳ đầu vào hội tự do theo cá nhân hội viên, đọc mỗi ngày 10 kinh Mân Côi của hội phân cho, các học viên đọc riêng và không để đứt đoạn.

Có người ốm đau hoặc gặp rủi do thì hội đến thăm hỏi, động viên và đến đọc kinh, xin lễ, xin tràng hạt khi hội viên qua đời.

IV. Tổ chức và thực hiện

Ban chấp hành hội Gieâ-reâ-mi-aồm có 1 trưởng, 4 phó phụ trách 4 nhóm, 1 thư ký và 1 thử quỹ. trong hội có 20 tràng Mân Côi.

Hội chầu các tối thứ 5 đầu tháng và các tối chủ nhật hàng tuần. hội sinh hoạt vào chiều chủ nhật hàng tuần.

Hội nhận đức Mẹ Ca Mê Lô làm bổn mạng, mừng kính vào ngày 16/7 hàng năm. hàng năm hội tĩnh tâm và mừng kính lễ bổn mạng tại nhà thờ giáo họ.

V. Ban chấp hành qua các nhiệm kỳ

Từ 1996-2008:

- Maria Nguyễn Thị Hòe (hội trưởng)

- Maria Phạm Thị Hữu (thủ quỹ)

- Maria Nguyễn Thị Thoa (thư ký)

Từ 2008-2011:

- Maria Đặng Thị Huê (hội trưởng)

- Maria Phạm Thị Hữu (thủ quỹ)

- Maria Nguyễn Thị Thoa (thư ký)

Từ 2011-2016:

- Maria Nguyễn Thị Thân (hội trưởng)

- Maria Đỗ Thị Thạch (thủ quỹ)

- Maria Đặng Thị Tập (thư ký)

- đến tháng 6/2013, bà Thân xin nghỉ vì làm giáo lý viên nên bà Maria Phạm Thị Hữu làm hội trưởng thay bà Thân.



c. Hội Caritas

CARITAS HỌ GIỮA HIỀN



Từ những ngày đầu tháng 08/2012, Caritas được đưa vào xứ Hiền Quan, từ Cha Quản xứ qua Ban Hành Giáo và được đi đến mọi người. Qua tài liệu tham khảo của hội Cariatas Việt Nam cùng với những lá đơn xin gia nhập ban đầu.

Đến ngày 20/09/2012, Caritas họ giữa Hiền có cuộc họp đầu tiên do Cha Quản xứ Phê rô Nguyễn Trường Thịnh chủ trì với hội viên ban đầu là 75 hội viên.

Cuộc họp đã bầu ra được ban chấp hành tiên khởi của hội gồm:

- Giuse Nguyễn Văn Thiện (trưởng ban)

- Giuse Nguyễn Văn Tĩnh (phó 1)

- Giuse Nguyễn Văn Công (phó 2)

- Giuse Đặng Văn Dũng (thư ký)

- Maria Nguyễn Thị Xuyến (thủ quỹ)

Ban điều hành đã thống nhất chia thành 4 tổ, mỗi người phụ trách 1 tổ, còn trưởng ban chịu trách nhiệm chung cả 4 tổ. các tổ có trách nhiệm thu tiền hội phí và vận động thêm hội viên mới, cho đến nay hội đã có 114 thành viên.

Là hội từ thiện bác ái xã hội, cho đến nay hội đã đi thăm hỏi được 50 lượt trong và ngoài giáo họ.

Thuận lợi: là hội từ thiện bác ái xã hội, được nhà nước Việt Nam công nhận và cho phép hoạt động, qua giáo phận, giáo xứ, đến giáo họ, được Cha Quản xứ đứng ra tổ chức. Do vậy được nhiều bà con tự nguyện làm đơn xin gia nhập hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng còn nhiều hạn chế như quỹ hội ít nên hoạt động thăm hỏi của hội có số lượng lượt nhưng chất lượng không cao vì mỗi xuất đi thăm chỉ được 50.000đ. Bên cạnh đó, số lượng hội viên thăm gia chưa được nhiều, tinh thần bác ái của nhiều người trong giáo họ còn thấp.

Phương hướng năm 2014: vận động tuyên truyền thêm nhiều thành viên mới, để hoạt động của hội đạt kết quả không chỉ là số mà cả về chất lượng góp phần vào việc mở nước Chúa, đem Chúa đến cho người khác.



d. Ca đoàn Thánh Cecilia

Ca đoàn Cecilia Giữa Hiền

I. Giai đoạn hình thành

Năm 1982, được cha cố Giuse Nguyễn Văn Đông chính thức cho thành lập, lấy danh hiệu ca đoàn Cecilia kính vào ngày 22/11 hàng năm.

II. Tôn chỉ mục đích và thụ sở

1. Tôn chỉ: “tất cả cho sáng danh Chúa”

2. Mục đích:

- Hát trong cử hành Phụng Vụ

- Hiệp thông giữa các thành viên ca đoàn giáo họ, giáo xứ.

- Giúp đỡ giáo họ, giáo xứ và các hội đoàn trong công tác tông đồ

- Giao lưu văn hóa xã hội khi cần

3. Trụ sở:

- Nơi học tập và hội họp: tại hội trường giáo họ giữa Hiền

- Nơi thực hành: nhà thờ, nơi tổ chức Phụng Vụ, đạo đức

III. Giai đoạn phát triển

Năm 1982, ca đoàn có 40 thành viên. trong thời gian đó nhờ sự quan tâm của cha xứ Giuse Nguyễn Văn Đông, thầy Giuse Nguyễn Văn Hạnh cùng với sự cố gắng của các thành viên đến nay ca đoàn đã trưởng thành hơn. năm 2013, số thành viên đã tăng lên 170.

IV. tổ chức và thực hiện

Ban chấp hanh ca đoàn gồm có: 1 trưởng, 1 phó, 1 thư ký, 1 thủ quỹ và 2 phụ trách.

Cách thức chỉ định ban điều hành: bầu cử thông qua các lá phiếu của các thành viên trong cuộc họp và ban hành giáo.

Đường lối quản trị:

- Nhiệm kỳ của ban điều hành: thời hạn 2 năm kể từ ngày nhận nhiệm vụ

- Vai trò từng người trong ban điều hành: trưởng chịu trách nhiệm chính về mọi mặt, nhất là về mặt tổ chức. phó cộng tác với trưởng và thay mặt trưởng nếu cần. thư ký và thủ quỹ cộng tác với đoàn trưởng. riêng ca trưởng và người đệm đàn phải là người có khả năng về chuyên môn.

Các thành viên:

- Mọi người từ 15 tuổi trở lên trong giáo họ giữa đều được tham gia ca đoàn

- Nghĩa vụ:

+ Cá nhân:

. Phải giữ phép tắc nết na trong học tập, phục vụ, nhất là những nơi thờ phượng.

. Phải tuân giữ, củng cố và phát huy tình bác ái với mọi người, mọi đoàn thể, động viên giúp đỡ nhau, không gây mâu thuẫn, tôn trọng người phụ trách và ý kiến tập thể.

. Không say sưa rượu chè, cờ bạc, đề đóm, tụ tập hay tham gia bàn tính làm chuyện xấu.

. Tham gia học tập cùng đi hát đầy đủ, tôn trọng và giữ kỷ luật của lớp, không nói chuyện, hút thuốc trong lớp, không tự do ra vào, nghiêm chỉnh giờ giấc.

+ Tập thể: phải có tinh thần xây dựng ca đoàn, tham gia đóng góp tích cực về sức lực và khả năng, nhất là trong các dịp lễ cũng như khi họ giáo cần.

- Quyền lợi:

+ Khi một thành viên trong ca đoàn đi xây dựng gia đình, ca đoàn phải có trách nhiệm hát lễ nếu có, cầu nguyện và đến chia vui chúc mừng.

+ Khi ca viên hay cha mẹ, vợ chồng của ca viên, tứ thân phụ mẫu của ca viên bị đau ốm, hoạn nạn…ca đoàn có trách nhiệm cầu nguyện và hỏi thăm kịp thời.

+ Nếu ca viên qua đời, ca đoàn xin lễ, hát lễ, phúng viếng và đọc kinh tại tang gia 3 tối.

+ Hàng năm tổ chức lễ bổn mạng long trọng, sốt sáng, ăn mặc đồng phục. trong dịp này các ca viên tĩnh tâm, xưng tội, rước lễ cùng noi gương thánh bổn mạng.

- Kỷ luật: + Ai không tôn trọng nội quy của ca đoàn, người đó sẽ được nhắc nhở không quá 3 lần, rồi sẽ có hình thức áp dụng cụ thể với từng trường hợp: lần 1 gặp cá nhân, lần 2 gặp phụ huynh, lần 3 rao trước cộng đoàn.

+ Nếu ai cố tình vi phạm trên 3 lần, ca đoàn sẽ thông báo mọi việc cho ban hành giáo họ và cha xứ

+ Nếu đương sự đã không tham gia và muốn tiếp tục lại khi người đó thật lòng sửa sai và phải có ý kiến trước lớp sau khi đã thông qua ban hành giáo và cha xứ.


V. Ban chấp hành các nhiệm kỳ

Maria Nguyễn Thị Tèo 1982-1992

Maria Đặng Thị Dâng 1992-1995

Giuse Nguyễn Văn Huấn 1995-2000

Giuse Dư Công Ánh 2000-2004

Giuse Nguyễn Văn Sự 2004-2006

Giuse Đặng Văn Hồng 2006-2012

Giuse Nguyễn Đức Nghiệp 2012-2014



lược sử giáo họ Đồng Xuân, xứ Hiền Quan



Giáo họ Đồng Xuân

I. Giai đoạn hình thành

Năm 1955 có 8 gia đình do chia tách từ một giáo họ làm hai vì điều kiện sinh hoạt không thuận tiện và cha chánh xứ Phaolô Nguyễn Siêu Việt cho thành lập lấy tên giáo họ Đồng Xuân cùng nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng mừng kính vào ngày 8/12 hàng năm.

II. Giai đoạn phát triển

Khi thành lập họ đã được 2 gia đình là Giuse Phạm Văn Lập và Giuse Phạm Văn Chung cho một thửa đất và đã dựng được ngôi Nhà Thờ lá cọ tường đất để tối sớm giáo dân đến đọc kinh và hàng năm Cha xứ tới dâng lễ vào hai kỳ làm phúc và ngày lễ bổn mạng.

Trải qua một thời gian sau 37 năm, ngôi nhà trên đã xuống cấp trầm trọng. Năm 1992, cha Phêrô Phùng Văn Tôn đã huy động cổ võ các họ trong toàn xứ Hiền Quan tập trung cả vật chất và nhân lực xây nhà thờ rộng 6 m, dài 18m mái lợp ngói, để hàng ngày sáng tối giáo dân đến đọc kinh và cha đến dâng lễ vào 2 tuần làm phúc và lễ bổn mạng. Từ năm 1994, họ giáo có thêm một ngày lễ chầu. Từ năm 1996 đến nay, ngoài lễ bổn mạng và lễ chầu thì cứ 3 tuần có 1 lễ Chúa Nhật tại họ giáo.

III. Sinh hoạt giáo dân

Hiện nay giáo họ có 160 nhân danh, với 40 hộ gia đình và hàng ngày đọc kinh sáng tối tại nhà thờ, mùa chay có ngắm trưa và tối.

IV. Ban chấp hành qua các nhiệm kỳ

- Giuse Nguyễn Văn Sinh 1955 -1961

- An tôn Phạm Ngọc Cương 1961-1967

- Phan xi cô Phạm Văn Khê 1967-1974

- Phê rô Phạm Công Phước 1974 -1991

- An tôn Phạm Hồng Cải 1991 -1992

- Phê rô Phạm Công Phước 1992 -1996

- An tôn Phạm Công Bình 1996-2011

- Giuse Phạm Văn Lợi 2011-2016.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Loan truyền Phúc Âm

Loan truyền Phúc Âm
Ngày 3/12: Thánh Phanxicô Xaviê, linh mục - Bổn mạng các xứ truyền giáo
Lời Chúa: Mc 16,15-20
15 Khi ấy, Chúa Giê-su tỏ mình ra cho Nhóm Mười Một, Người nói với các ông : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. 16 Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. 17 Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin : nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. 18 Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ."
19 Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. 20 Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
"Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo." (Mc 16,15)
Suy niệm:
Đây là đoạn cuối của Phúc Âm theo Thánh Máccô, ghi lại chỉ thị cuối cùng của Chúa Giêsu trước khi về trời:
- Chúa chỉ thị: “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Phúc Âm cho mọi loài thụ tạo.”
- Ngài hứa tích cực hỗ trợ những sứ giả loan truyền Phúc Âm bằng những dấu lạ kèm theo.
- Các tông đồ đã làm theo chỉ thị đó: rao giảng Phúc Âm khắp nơi, và “dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.”
Ý nghĩa “Những dấu lạ kèm theo”: Những dấu lạ như trừ quỷ (x. Cv 5,12-16; 8,7; 16,16-18), nói tiếng lạ (x. Cv 2,4-13; 10,44-46; 1Cr 14,2-40), đặt tay chữa bệnh (x. Cv 4,30; 9,10-17), cầm rắn mà không sao cả (x. Cv 28,3-6) v.v… là bảo đảm có Chúa Giêsu trợ giúp các ông để chiến thắng mọi thế lực gian
1. Thánh Phanxicô Xaviê được Giáo Hội đặt làm bổn mạng của các xứ truyền giáo. Ngài là người thực hiện đúng đoạn Phúc Âm hôm nay.
2. Người truyền giáo vừa rao giảng vừa “dùng những dấu lạ kèm theo” để củng cố lời rao giảng của mình. Trong bối cảnh thời nay, “những dấu lạ kèm theo” là một cuộc sống “lạ lùng” trước con mắt người đời nhưng đúng với tinh thần Phúc Âm.
3. Thiên Chúa, Đấng Cứu Rỗi muốn muôn dân đến với Người. Phần chúng ta, hãy cộng tác với Người: hãy đi đến muôn dân để rao giảng Phúc Âm cho họ. Đến với muôn dân (Ad Gentes) là chủ đề lớn, là đầu đề của một sắc lệnh của Vatican II.
4. Một mục sư nói chuyện với một tín đồ lười biếng: Anh có thường đến nhà thờ không? Không. Người trộm lành hấp hối trên thập giá đâu cần đến nhà thờ thế mà vẫn lên thiên đàng. Có khi nào anh nói về Chúa cho bạn bè nghe không? Không. Người trộm hấp hối ấy đâu có nói về Chúa cho ai nghe. Anh có đi truyền giáo không? Không. Người trộm hấp hối ấy đâu có truyền giáo cho ai. Anh tưởng mình giống người trộm ấy ư? Không đâu. Có một khác biệt cơ bản: anh ta là một tên trộm đang hấp hối, còn anh là một tên trộm còn sống nhăn.
5. Khuôn vàng thước ngọc: “Hãy nói về Chúa cho những người quanh bạn nghe; và hãy nói về những người quanh bạn cho Chúa nghe”.
Cầu nguyện: 
Lạy Chúa, con tin rằng trong cuộc sống của con, bất cứ sự việc gì, ở đâu, lúc nào, Chúa vẫn tiếp tục công trình của Chúa. Con tin rằng con được mời gọi để nhận biết và hợp tác với Chúa, đồng thời đem công trình của Chúa, cũng như giới thiệu Chúa cho bạn bè thân thích, cho những người chung quanh con. Lạy Chúa, xin ban cho con hiểu rõ trách nhiệm này, cho con lòng tin và can đảm, để thực hiện. Amen