Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

lược sử giáo họ Giữa Hiền, xứ Hiền Quan


                               Giáo họ Giữa Hiền


Giáo họ Giữa Hiền là một họ giáo thuộc về xứ Hiền Quan. Địa chỉ: khu 5, xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

I. Giai đoạn hình thành

Nguồn gốc là do một nhóm người ki tô hữu ở Bãi Vàng - Hà Đông lên làm ăn sinh sống cùng định cư rồi lập nên giáo họ vào khoảng năm 1897, do cha già Phêrô Hảo thành lập với tước hiệu nhà thờ thánh Giuse, bổn mạng vào ngày 19/3. Vì nằm ở miền đất giữa xã Hiền Quan nên giáo họ mang tên miền đất (ở Giữa) và chữ đầu của tên xã (Hiền Quan), nên giáo họ mang tên gọi Giữa Hiền như ngày nay.

Năm thành lập, giáo họ chỉ có khoảng 30 nhân danh với 8 gia đình. Ban đầu nhà thờ giáo họ được làm bằng tre và lợp lá tạm để bà con mấy gia đình lấy nơi đọc kinh hàng ngày trên mảnh đất nhỏ nhà bà Mến thuộc khu 5 hiện nay.

II. Quá trình phát triển

Sau 6 năm thành lập, năm 1903 giáo họ đã có 197 nhân danh và lúc này là cha già phêrô Ái coi sóc xứ hiền quan. Vì nhà thờ cũ trật trội lại không năm ở trung tâm xóm giữa, nên cha Ái sắp xếp với gia đình ông phó Hịu và ông Bách bán cùng đổi đất được 200 m2 và chuyển nhà thờ về nơi hiện nay.

Cũng nhờ sự chuyển nhà thờ này mà cha già Ái đã vận động bà con trong giáo họ đào đất, nung gạch, lại được sự trợ giúp của ông Nguyễn Văn Tuần (quan Tuần phủ) là người của giáo họ xây dựng nhà thờ mới bắt đầu khởi công từ năm 1903 -1923 thì khánh thành với nhà thờ có diện tích là 367 m2. Nhà thờ này được sử dụng đến năm 1997, qua các đời cha xứ về phục vụ là cha Phaolô Nguyễn siêu Việt, giuse Nguyễn Văn Đông, Phêrô Phùng Văn Tôn. Vì nhà thờ này hư hỏng nặng, nên cha xứ Phùng Văn Tôn đã lo liệu và xây nên nhà thờ mới như hiện nay, nhà thờ mới này được khánh thành vào năm 1998, với diện tích 628 m2, với dân số là 628 nhân danh. Khuôn viên nhà thờ cũng được mở rộng dần dần, thời cha Giuse Nguyễn Văn Đông liên hệ được gia đình ông Đường dâng cúng cho đất và đời cha Phêrô Phùng Văn tôn mua đất và đổi cho gia đình ông Trấn, hiện nay khuôn viên nhà thờ đã rộng 5.623 m2. Có nhà giáo lý và khuôn viên rộng đủ sinh hoạt.

III. Sinh hoạt giáo dân

Hiện tại mọi sinh hoạt của giáo họ có đọc kinh trừa và kinh tối, trừ những buổi có lễ ở các họ khác trong giáo xứ Hiền Quan. Mùa chay có ngắm trưa và tối tại nhà thờ.

nhân danh có 628; với 137 hộ gia đình.

Có hội Mân Côi, Hội Giuse, hội Caritas, ca đoàn và ban giáo lý viên

IV. Trưởng ban hành giáo các nhiệm kỳ (ông trùm họ)

- Giuse Nguyễn Văn Niên 1897- 1903

- Giuse Đặng Văn Hiên 1904- 1910

- Giuse Đặng Văn Quang 1911- 1916

- Giuse Đặng Văn Hài 1917 – 1922

- Giuse Nguyễn Văn Tư 1923 – 1930

- Giuse Nguyễn Văn Điểm 1931 – 1936

- Giuse Nguyễn Văn Tình 1937- 1945

- Giuse Nguyễn Văn Đường 1946- 1954

- Giuse Đỗ Văn Da 1955 -1963

- Giuse Đặng Văn Cường 1964- 1970

- Giuse Nguyễn Văn Đĩnh 1971 – 1977

- Giuse Đặng Văn Ngẫm 1978- 1982

- Giuse Nguyễn Văn Trình 1983-1986

- Giuse Đặng Văn Chi 1987-1989

- Giuse Nguyễn Văn Duyệt 1990 -1993

- Giuse Đặng Văn Hình 1994 – 1996

- Giuse Nguyễn Ánh Hồng 1997 – 2004

- Giuse Đặng Văn Cương 2005- 2007

- Giuse Đặng Ngọc Chí 2008- 2011

- Giuse Nguyễn Văn Thuận 2012-2016.

V. Những linh mục tu sĩ xuất thân từ giáo họ

1, Lm Giuse Nguyễn Văn Hạnh

2, các Sr khấn trọn

1 Sr Nguyễn Thị Ưa (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

2 Sr Nguyễn Thị Khoa (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

3 Sr Đặng Thị Thao (Đaminh Tam Hiệp)

4 Sr Đặng Thị Phúc (Thừa Sai Bác Ái)

5 Sr Nguyễn Thị Sức (Đa Minh Lạng Sơn)

6 Sr Nguyễn Thị Nhiên (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

7 Sr Dư Thị Kiều (Bác Ái Bình Triệu)

8 Sr Dư Thị Tuyền (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

9 Sr Trần Thị Nhung (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

10 Sr Đặng Thị Lĩnh (Nữ Tử Bác Ái)

11 sr Đặng Thị Nam (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

12 Sr Đỗ Thị Lan (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

3, các Sr khấn tạm

1 Sr Dư Thị Phương (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

2 sr Trần Thị Phương (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

3 sr Nguyễn Thị Tập (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

4 sr Nguyễn Thị Hoa (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

5 sr Đặng Thị Tình (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

6 sr Nguyễn Thị Hà (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

7 sr Đặng Thị Quý (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

8 sr Nguyễn Thị Lễ (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

9 sr Đặng Thị Kế (con Đức Mẹ Thăm Viếng Bùi Chu)

4, các đệ tử nhà dòng

1 Nguyễn Thị Mai (Đaminh Lạng Sơn)

2 Nguyễn Thị Huyền (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

3 Dư Thị Thảo (Đức Bà Truyền Giáo)

4 Đỗ Thị Hồng (Đức Bà Truyền Giáo)

5 Đặng Thị Hà (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

6 Nguyễn Thị Thu (Mến Thánh Giá Hưng Hóa)

5, các chủng sinh và các thầy dòng nam đã khấn tạm

1 thầy Giuse Nguyễn Quốc Thịnh (giáo phận Hưng Hóa)

2 Thầy Giuse Nguyễn Văn Hòa (Giáo phận Hưng Hóa)

3 Thầy giuse Đặng Văn Quý (Thừa Sai Đức Tin)

4 Thầy Giuse Đặng Văn Tấn (Thừa Sai Bác Ái Vinh)

6, đệ tử dòng nam và các chú

1 Nguyễn Văn Hiểu (Thừa Sai Đức Tin)

2 Đặng Văn Minh (Thừa Sai Đức Tin)

3 Đặng Văn Dũng

4 Nguyễn Văn Lục

7, Các hội đoàn

a. Hội gia trưởng (Giuse)

Hội Giuse Giữa Hiền

I. Giai đoạn hình thành

Vào năm 1993, cha Giuse Nguyễn Văn Đông chính thức thành lập hội Thánh Giuse vào ngày 19/3, đây là hội thành lập trước nhất của cả xứ.

II. Tôn chỉ và mục đích

Hội để yêu thương nhau, giúp đỡ lẫn nhau, thăm hỏi khi ốm đau hoặc khi gặp rủi do, cùng noi gương thánh Cả Giuse cùng đời sống gia đình của Ngài là cột trụ gia đình.

Mỗi hội viên là một gương mẫu trong gia đình, trong hội đoàn. Mỗi hội viên lần 1 trục kinh Mân Côi liên tiếp thành cả tràng kinh Mân Côi. Mỗi ngày hội viên tự nguyện thánh hóa bản thân và gia đình.

Mỗi hội viên phải chấp hành nội quy của hội, đóng 15.000đ/ 1năm, tham gia sinh hoạt chung của cả hội thường niên 3 kỳ:

- Trước lễ quan thầy 19/3 hàng năm

- Trước lễ Hiện Xuống hàng năm

- Trước lễ Giáng Sinh hàng năm

Hội viên phải vui vẻ làm một việc tông đồ bác ái khi được ban chấp hành phân công.

Ban chấp hành cũng như hội viên sẵn sàng mạnh dạn giúp đỡ khi hội viên nào mắc sai lầm, khuyết điểm, nhất là những bất hòa nơi các gia đình. là hội viên không cờ bạc, không nghiện hút, không bình luận, nói những chuyện mất đoàn kết.

Khi bố hay mẹ hai bên của hội viên qua đời thì hội đến phúng viếng chia sẻ. nếu chính hội viên qua đời thì mỗi hội viên đóng góp tiền hay gạo trị giá bằng (0,5 kg gạo), mang đến nhà hội viên qua đời để giúp đỡ cùng phải xin cho hội viên 1 lễ, và đọc kinh tại nhà tang 3 tối.

Cứ 3 năm bầu ban chấp hành mới.

III. Giai đoạn phát triển

Từ 1993 -1997, cha xứ Phê rô Phùng Văn Tôn cũng gia nhập là thành viên của hội, nên thành viên của hội ngày một gia tăng thêm và hoạt động đều dặn.

IV. Tổ chức và thực hiện

Ban chấp hành gồm 5 người: 1trưởng, 2 phó, 1 thư ký và 1 thủ quỹ.

Thứ tư đầu tháng, hội chầu Thánh Thể, và tham gia hai kỳ thi kinh bổn của xứ tổ chức.

Năm 2012, họp tổng hội và quyết định nâng tiền đóng góp quỹ lên 30.000đ. Số tiền quỹ này để sinh hoạt hội cùng để ủng hộ giáo họ làm bác ái.

V. Ban chấp hành qua các nhiệm kỳ (trưởng hội)

Năm 1993 có 78 hội viên, năm 2013 đã có 148 hội viên.

- Giuse Đặng Văn Chắt 1993-1997

- Giuse Đỗ Văn Nội 1997-2000

- Giuse Đặng Văn Chắt 2000-2007

- Giuse Nguyễn Văn Kim 2007-2011

- Giuse Đặng Văn Cương 2011-2014



b. Hội Mân Côi

Hội Mân Côi - Giữa Hiền



I. Giai đoạn hình thành

Năm 1996, được cha chánh xứ Phê rô Phùng Văn Tôn chính thức thành lập hội Mân Côi của giáo họ Giữa Hiền

II. Mục đích

Để cải thiện đời sống cùng siêng năng lần hạt. mỗi người hàng ngày đọc 10 kinh Mân Côi, liên kết thành từng tràng để cầu nguyện cho nhau khi còn sống cũng như khi đã qua đời.

III. Giai đoạn phát triển

Thời kỳ đầu vào hội tự do theo cá nhân hội viên, đọc mỗi ngày 10 kinh Mân Côi của hội phân cho, các học viên đọc riêng và không để đứt đoạn.

Có người ốm đau hoặc gặp rủi do thì hội đến thăm hỏi, động viên và đến đọc kinh, xin lễ, xin tràng hạt khi hội viên qua đời.

IV. Tổ chức và thực hiện

Ban chấp hành hội Gieâ-reâ-mi-aồm có 1 trưởng, 4 phó phụ trách 4 nhóm, 1 thư ký và 1 thử quỹ. trong hội có 20 tràng Mân Côi.

Hội chầu các tối thứ 5 đầu tháng và các tối chủ nhật hàng tuần. hội sinh hoạt vào chiều chủ nhật hàng tuần.

Hội nhận đức Mẹ Ca Mê Lô làm bổn mạng, mừng kính vào ngày 16/7 hàng năm. hàng năm hội tĩnh tâm và mừng kính lễ bổn mạng tại nhà thờ giáo họ.

V. Ban chấp hành qua các nhiệm kỳ

Từ 1996-2008:

- Maria Nguyễn Thị Hòe (hội trưởng)

- Maria Phạm Thị Hữu (thủ quỹ)

- Maria Nguyễn Thị Thoa (thư ký)

Từ 2008-2011:

- Maria Đặng Thị Huê (hội trưởng)

- Maria Phạm Thị Hữu (thủ quỹ)

- Maria Nguyễn Thị Thoa (thư ký)

Từ 2011-2016:

- Maria Nguyễn Thị Thân (hội trưởng)

- Maria Đỗ Thị Thạch (thủ quỹ)

- Maria Đặng Thị Tập (thư ký)

- đến tháng 6/2013, bà Thân xin nghỉ vì làm giáo lý viên nên bà Maria Phạm Thị Hữu làm hội trưởng thay bà Thân.



c. Hội Caritas

CARITAS HỌ GIỮA HIỀN



Từ những ngày đầu tháng 08/2012, Caritas được đưa vào xứ Hiền Quan, từ Cha Quản xứ qua Ban Hành Giáo và được đi đến mọi người. Qua tài liệu tham khảo của hội Cariatas Việt Nam cùng với những lá đơn xin gia nhập ban đầu.

Đến ngày 20/09/2012, Caritas họ giữa Hiền có cuộc họp đầu tiên do Cha Quản xứ Phê rô Nguyễn Trường Thịnh chủ trì với hội viên ban đầu là 75 hội viên.

Cuộc họp đã bầu ra được ban chấp hành tiên khởi của hội gồm:

- Giuse Nguyễn Văn Thiện (trưởng ban)

- Giuse Nguyễn Văn Tĩnh (phó 1)

- Giuse Nguyễn Văn Công (phó 2)

- Giuse Đặng Văn Dũng (thư ký)

- Maria Nguyễn Thị Xuyến (thủ quỹ)

Ban điều hành đã thống nhất chia thành 4 tổ, mỗi người phụ trách 1 tổ, còn trưởng ban chịu trách nhiệm chung cả 4 tổ. các tổ có trách nhiệm thu tiền hội phí và vận động thêm hội viên mới, cho đến nay hội đã có 114 thành viên.

Là hội từ thiện bác ái xã hội, cho đến nay hội đã đi thăm hỏi được 50 lượt trong và ngoài giáo họ.

Thuận lợi: là hội từ thiện bác ái xã hội, được nhà nước Việt Nam công nhận và cho phép hoạt động, qua giáo phận, giáo xứ, đến giáo họ, được Cha Quản xứ đứng ra tổ chức. Do vậy được nhiều bà con tự nguyện làm đơn xin gia nhập hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng còn nhiều hạn chế như quỹ hội ít nên hoạt động thăm hỏi của hội có số lượng lượt nhưng chất lượng không cao vì mỗi xuất đi thăm chỉ được 50.000đ. Bên cạnh đó, số lượng hội viên thăm gia chưa được nhiều, tinh thần bác ái của nhiều người trong giáo họ còn thấp.

Phương hướng năm 2014: vận động tuyên truyền thêm nhiều thành viên mới, để hoạt động của hội đạt kết quả không chỉ là số mà cả về chất lượng góp phần vào việc mở nước Chúa, đem Chúa đến cho người khác.



d. Ca đoàn Thánh Cecilia

Ca đoàn Cecilia Giữa Hiền

I. Giai đoạn hình thành

Năm 1982, được cha cố Giuse Nguyễn Văn Đông chính thức cho thành lập, lấy danh hiệu ca đoàn Cecilia kính vào ngày 22/11 hàng năm.

II. Tôn chỉ mục đích và thụ sở

1. Tôn chỉ: “tất cả cho sáng danh Chúa”

2. Mục đích:

- Hát trong cử hành Phụng Vụ

- Hiệp thông giữa các thành viên ca đoàn giáo họ, giáo xứ.

- Giúp đỡ giáo họ, giáo xứ và các hội đoàn trong công tác tông đồ

- Giao lưu văn hóa xã hội khi cần

3. Trụ sở:

- Nơi học tập và hội họp: tại hội trường giáo họ giữa Hiền

- Nơi thực hành: nhà thờ, nơi tổ chức Phụng Vụ, đạo đức

III. Giai đoạn phát triển

Năm 1982, ca đoàn có 40 thành viên. trong thời gian đó nhờ sự quan tâm của cha xứ Giuse Nguyễn Văn Đông, thầy Giuse Nguyễn Văn Hạnh cùng với sự cố gắng của các thành viên đến nay ca đoàn đã trưởng thành hơn. năm 2013, số thành viên đã tăng lên 170.

IV. tổ chức và thực hiện

Ban chấp hanh ca đoàn gồm có: 1 trưởng, 1 phó, 1 thư ký, 1 thủ quỹ và 2 phụ trách.

Cách thức chỉ định ban điều hành: bầu cử thông qua các lá phiếu của các thành viên trong cuộc họp và ban hành giáo.

Đường lối quản trị:

- Nhiệm kỳ của ban điều hành: thời hạn 2 năm kể từ ngày nhận nhiệm vụ

- Vai trò từng người trong ban điều hành: trưởng chịu trách nhiệm chính về mọi mặt, nhất là về mặt tổ chức. phó cộng tác với trưởng và thay mặt trưởng nếu cần. thư ký và thủ quỹ cộng tác với đoàn trưởng. riêng ca trưởng và người đệm đàn phải là người có khả năng về chuyên môn.

Các thành viên:

- Mọi người từ 15 tuổi trở lên trong giáo họ giữa đều được tham gia ca đoàn

- Nghĩa vụ:

+ Cá nhân:

. Phải giữ phép tắc nết na trong học tập, phục vụ, nhất là những nơi thờ phượng.

. Phải tuân giữ, củng cố và phát huy tình bác ái với mọi người, mọi đoàn thể, động viên giúp đỡ nhau, không gây mâu thuẫn, tôn trọng người phụ trách và ý kiến tập thể.

. Không say sưa rượu chè, cờ bạc, đề đóm, tụ tập hay tham gia bàn tính làm chuyện xấu.

. Tham gia học tập cùng đi hát đầy đủ, tôn trọng và giữ kỷ luật của lớp, không nói chuyện, hút thuốc trong lớp, không tự do ra vào, nghiêm chỉnh giờ giấc.

+ Tập thể: phải có tinh thần xây dựng ca đoàn, tham gia đóng góp tích cực về sức lực và khả năng, nhất là trong các dịp lễ cũng như khi họ giáo cần.

- Quyền lợi:

+ Khi một thành viên trong ca đoàn đi xây dựng gia đình, ca đoàn phải có trách nhiệm hát lễ nếu có, cầu nguyện và đến chia vui chúc mừng.

+ Khi ca viên hay cha mẹ, vợ chồng của ca viên, tứ thân phụ mẫu của ca viên bị đau ốm, hoạn nạn…ca đoàn có trách nhiệm cầu nguyện và hỏi thăm kịp thời.

+ Nếu ca viên qua đời, ca đoàn xin lễ, hát lễ, phúng viếng và đọc kinh tại tang gia 3 tối.

+ Hàng năm tổ chức lễ bổn mạng long trọng, sốt sáng, ăn mặc đồng phục. trong dịp này các ca viên tĩnh tâm, xưng tội, rước lễ cùng noi gương thánh bổn mạng.

- Kỷ luật: + Ai không tôn trọng nội quy của ca đoàn, người đó sẽ được nhắc nhở không quá 3 lần, rồi sẽ có hình thức áp dụng cụ thể với từng trường hợp: lần 1 gặp cá nhân, lần 2 gặp phụ huynh, lần 3 rao trước cộng đoàn.

+ Nếu ai cố tình vi phạm trên 3 lần, ca đoàn sẽ thông báo mọi việc cho ban hành giáo họ và cha xứ

+ Nếu đương sự đã không tham gia và muốn tiếp tục lại khi người đó thật lòng sửa sai và phải có ý kiến trước lớp sau khi đã thông qua ban hành giáo và cha xứ.


V. Ban chấp hành các nhiệm kỳ

Maria Nguyễn Thị Tèo 1982-1992

Maria Đặng Thị Dâng 1992-1995

Giuse Nguyễn Văn Huấn 1995-2000

Giuse Dư Công Ánh 2000-2004

Giuse Nguyễn Văn Sự 2004-2006

Giuse Đặng Văn Hồng 2006-2012

Giuse Nguyễn Đức Nghiệp 2012-2014



1 nhận xét: